Có nên dùng thun niềng răng trong năm 2023?

Có nên dùng thun niềng răng trong năm 2023 là điều mà nhiều người sắp chỉnh nha muốn biết. Bởi sự hữu dụng của vật dụng này trong niềng răng là vô cùng quan trọng. Thun niềng răng là vật dụng hỗ trợ không thể thiếu trong các phương pháp mắc cài.

thun niềng răng

Tuy nhiên, các khí cụ nha khoa ngày nay đã dần xóa bỏ sự hiện hữu của thun niềng răng, tạo ra sự thuận tiện tối ưu cho người chỉnh nha. Vậy có nên dùng thun niềng răng trong năm 2023? Là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cài nhìn tổng quát và chi tiết hơn về vấn đề này nhé!

1. Thun niềng răng là gì?

Thun niềng răng thường được sử dụng trong các phương pháp niềng răng bằng mắc cài và dây cung. Sản phẩm này được làm từ cao su y tế cao cấp nên đảm bảo an toàn cho khoang miệng và có độ đàn hồi cao giúp tăng thêm lực siết để điều chỉnh răng. Nhờ đó, răng di chuyển nhanh chóng hơn, hàm trên và hàm dưới cũng trở nên cân xứng và hài hòa hơn. 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thích hợp dùng dây thun niềng răng. Bởi điều này còn tùy thuộc vào kết quả thăm khám và phân tích của bác sĩ. Theo đó, vị trí và thời gian gắn thun niềng răng cũng sẽ khác nhau cho từng đối tượng. 

2. Các loại thun niềng răng phổ biến

Thun niềng răng có nhiều loại, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau, như: Thun liên hàm, thun tách kẽ, thun buộc tại chỗ…

2.1 Thun liên hàm 

Thun liên hàm thường được sử dụng cho bệnh nhân bị răng mọc lệch hẳn về phía trên. Bởi thun liên hàm lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh khớp cắn hai hàm trên dưới cho đều nhau. Bằng cách nối thun liên hàm từ hàm trên xuống hàm dưới, để tạo lực kéo vừa phải khiến răng dịch chuyển từ chút một. 

Tùy theo tính toán của bác sĩ mà vị trí gắn thun liên hàm ở mỗi người sẽ khác nhau hoàn toàn. Có người thì gắn thun vào móc trên mắc cài, có người thì gắn vào minivis. Ngày nay, thun liên hàm với nhiều loại, chất liệu, độ dày mỏng không giống nhau. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng, cấu trúc răng của từng người mà sẽ được bác sĩ chỉ định dùng loại thun liên hàm phù hợp.

2.2 Thun buộc tại chỗ

Thun buộc tại chỗ hay còn gọi là thun chuỗi, là một dải cao su có nhiều vòng tròn hình chữ kết nối với nhau, trải dài từ răng này sang răng khác. Tác dụng của sản phẩm này là giúp sắp xếp lại răng chạy dọc theo vòm miệng, đồng thời đóng khoảng thưa giữa các nhóm răng lại. Như vậy, khi dùng cho ca niềng răng thưa, bác sĩ sẽ kết hợp thun buộc tại chỗ và mắc cài, giúp nắn chỉnh hàm trở nên thẳng và khít lại.

2.3 Thun tách kẽ

Thun tách kẽ được làm từ dải cao su hình tròn, có đường kính 1cm, dùng để đặt giữa các răng số 5, 6 và 7. Thời gian gắn thun trong vòng 5 – 7 ngày ở lần chỉnh nha thứ hai, trước khi gắn mắc cài. 

Loại thun này giúp hai răng tách nhau ra một khoảng vừa đủ, để đặt một khâu niềng răng. Chức năng của khâu niềng răng này là giúp giữ chắc dây cung, đồng thời chịu lực để kéo phần răng lệch phía trước. 

Cách trị móm tại nhà

3. Các trường hợp được chỉ định dùng thun niềng răng

Như đã biết, thun niềng răng giúp tạo lực kéo bổ trợ, khiến răng dịch chuyển về vị trí đẹp, đồng thời làm cho hàm trên và hàm dưới khớp nhau. Vì thế, dưới đây là một vài trường hợp cân sự hỗ trợ của khí cụ này:

  • Răng hô: Dây thun niềng răng đặt ở móc phía trước của hàm trên, nối với móc phía sau của hàm dưới, giúp kéo răng trên về phía sau, đồng thời kéo răng dưới về phía trước, khiến cho tất cả các răng trở nên đồng đều. 
  • Răng móm: Dây thun giúp tác động một lực đẩy vừa đủ lên hàm trên, giúp kéo răng về vị trí mong muốn.
  • Răng khấp khểnh: Khí cụ nha khoa sẽ tác động lực siết vừa đủ lên răng, khiến răng đều đặn và thẳng hàng hơn.
  • Sai lệch khớp cắn: Dây thun niềng răng giúp khắc phục khớp cắn sâu và khớp cắn ngược một cách tốt nhất. 

4. Thời gian đeo dây thun niềng răng

Đeo dây thun niềng răng bao lâu tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và phác đồ điều trị của bạn. Một số trường hợp chỉ đeo trong một khoảng thời gian ngắn, trước và trong khi chỉnh nha. Trường hợp còn lại, nặng hơn thì cần đeo lâu hơn.

Tuy nhiên, thời gian đeo dây thun niềng răng lâu hay mau phải tùy thuộc vào phán quyết của bác sĩ. Đến khi răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn, ổn định quá trình ăn nhai và khuôn miệng trở nên cân đối, hài hòa hơn thì có thể tháo dây thun ra.

bị móm có nên niềng răng

5. Một số lưu ý khi dùng dây thun niềng răng

Nếu bạn được chỉ định dùng thun niềng răng thì đừng bỏ qua những điều nên làm và không nên làm dưới đây, để thúc đẩy quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả cao:

Điều nên làm

  • Vệ sinh răng miệng trước khi đeo dây thun, để tránh vi khuẩn tấn công
  • Tháo dây thun trước khi ăn hoặc trước khi vệ sinh răng miệng
  • Hãy đeo dây thun niềng răng đúng cách và thường xuyên
  • Hãy thay mới dây thun mỗi ngày, để tránh dây cũ bị mài mòn, mất đi độ đàn hồi
  • Hãy đeo dây thun thường xuyên để rút ngắn thời gian chỉnh nha
  • Hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thay hoặc tháo dây thun
  • Nếu không thể đeo dây thun trở lại, hãy quay lại phòng khám ngay.

Điều không nên làm

  • Không nên dùng 2 dây thun niềng răng cùng lúc, vì có thể tạo áp lực lớn lên răng, gây hại cho chân răng
  • Không cần kéo dây thun quá căng, để tránh làm mất độ đàn hồi và mang đến hiệu quả không cao. 
  • Không nên há miệng quá to khi mới bắt đầu đeo chun, bởi nó sẽ gây khó khăn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng, đặc biệt là phải đeo lại sau khi ăn xong.

Như vậy, có nên dùng thun niềng răng trong năm 2023 không đã có câu trả lời. Nếu bạn chọn dùng mắc cài thì khả năng cao là bạn sẽ được chỉ định dùng dây thun. Còn nếu bạn chọn phương pháp không mắc cài thì không cần dùng dây thun. Có thể nói, dây thun đóng vai trò quan trọng trong niềng răng mắc cài, nhưng lại rất khó sử dụng, bởi cấu tạo của nó rất phức tạp. Chính vì thế, hãy đến phòng khám nha uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhé!

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *