Một hàm răng móm không chỉ khiến gương mặt mất thẩm mỹ, làm cho bạn mất tự tin trong giao tiếp, mà còn gây ảnh hưởng đáng kể đến về chức năng nhai. Hiện tại, để cải thiện tình trạng này, phương pháp niềng răng móm đã được nhiều người tin dùng. Vậy niềng răng móm liệu có hiệu quả như lời đồn? Hãy cùng AI Smile tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về niềng răng móm
Những biểu hiện của răng móm
Răng móm, còn được gọi là khớp cắn ngược, là một dạng sai khớp cắn phổ biến, xuất hiện khi có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng. Cụ thể, trong trường hợp răng phát triển bình thường, khi miệng đóng lại, răng trên sẽ che phủ răng dưới. Tuy nhiên, ở trường hợp răng móm, khớp cắn sẽ phát triển ngược lại, có nghĩa là răng dưới sẽ che phủ răng trên.
Dấu hiệu của răng móm bao gồm việc răng dưới trước ra ngoài, tạo ra sự nhô lên ở vùng môi dưới và cằm. Khi nhìn từ phía bên, mặt có thể có vẻ lõm và không đồng đều. Khi đóng miệng lại, răng dưới sẽ che lấp phía trên.
Vì sao răng bị móm?
Móm do xương
Móm do xương xảy ra khi xương hàm dưới phát triển đưa ra phía trước so với xương hàm trên, thường kèm theo tình trạng khớp cắn ngược, khiến hàm dưới nằm bên ngoài hàm trên. Loại móm này phức tạp hơn vì xương hàm trên không phát triển đúng cách, và để xác định chính xác tình trạng này, cần tiến hành chụp X-quang vùng xương hàm.
Có nhiều nguyên nhân gây móm răng, bao gồm di truyền. Nếu có người trong gia đình như ông bà hoặc cha mẹ bị móm răng, thì nguy cơ mắc phải tình trạng này ở con cháu cao hơn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây móm răng, bao gồm:
- Mất răng sớm/Thiếu răng: Trường hợp thiếu răng cửa ở hàm trên, răng mọc chậm hoặc không có điểm chặn cho răng cửa hàm dưới có thể dẫn đến móm răng. Điều này khiến cung răng hàm dưới bị trượt ra ngoài.
- Khớp thái dương hàm lỏng lẻo: Sự không ổn định của dây chằng khớp thái dương hàm có thể gây ra tình trạng móm răng khi hàm dưới trượt ra trước.
- Rối loạn nội tiết: Sự rối loạn trong hoạt động của tuyến yên trong giai đoạn phát triển của trẻ có thể gây sai lệch ở xương hàm.
- Thói quen xấu từ nhỏ: Các thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, chống cằm, ngậm ti giả trong thời gian dài có thể gây ra móm răng ở trẻ.
Móm do răng
Trong trường hợp này, xương hàm ổn định, không gặp vấn đề gì, nhưng răng hàm trên lại nằm trong răng cửa hàm dưới.

Bị móm có nên niềng răng không?
Khi nhận định được tình trạng răng thuộc vào tình trạng răng móm. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu bị móm răng có nên niềng răng không? Theo các chuyên gia tại AI Smile, người bị móm răng có thể áp dụng niềng răng mà không gặp vấn đề. Tuy nhiên, cách điều trị móm răng sẽ thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Niềng răng móm có thể được sử dụng để điều chỉnh tình trạng móm răng một cách hiệu quả, tùy thuộc vào mức độ và tình hình cụ thể của móm răng. Để xác định phương pháp điều trị móm răng thích hợp, chúng tôi khuyến nghị bạn nên thăm khám với nha sĩ có chuyên môn để được kiểm tra và tư vấn một cách chi tiết.
Có hai trường hợp khi niềng răng móm bạn cần biết:
- Đối với tình trạng móm răng do sự sai lệch của răng, phương pháp niềng răng thường mang lại hiệu quả tốt.
- Tuy nhiên, đối với tình trạng móm răng do vấn đề về xương hàm, gây mất cân đối giữa xương hàm và xương sọ, nha sĩ có thể xem xét phẫu thuật chỉnh hình để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu bệnh nhân gặp tình trạng móm cả về răng và xương hàm, có thể cần kết hợp cả niềng răng và phẫu thuật xương hàm để có thể điều chỉnh tối đa những sai lệch của tình trạng răng.
Niềng răng móm có phải nhổ răng không
Trong các trường hợp móm nặng, khớp cắn sai lệch và mọc răng lộn xộn, việc niềng răng móm thường đòi hỏi quá trình loại bỏ một số răng.
Tuy nhiên, trong trường hợp răng thưa, vòm hàm rộng, thiếu răng hoặc ở trẻ em đang trong độ tuổi thích hợp để điều chỉnh răng, thì việc nhổ răng thường không cần thiết. Thay vào đó, nha sĩ có thể sử dụng các phương pháp khác như sử dụng khí cụ nong hàm hoặc tiến hành mài răng để tạo ra khoảng cách đủ giúp điều chỉnh răng một cách hiệu quả.
Một số trường hợp cần nhổ răng
- Móm nặng
- Sai lệch khớp cắn
- Sự mọc lộn xộn đáng kể của răng
- Xô lệch răng nghiêm trọng
- Kích thước của cung hàm nhỏ
Một số trường hợp không cần nhổ răng
- Răng thưa
- Hàm rộng
- Thiếu răng từ đầu
- Trẻ em đang ở độ tuổi phù hợp để điều chỉnh răng
Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp phía trên bạn đã hiểu rõ về việc liệu niềng răng móm có hiệu quả hay không. Ngoài ra, để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng móm cũng như những câu hỏi khác liên quan đến việc niềng răng móm, hãy liên hệ AI Smile để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí bởi đội ngũ nha sĩ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa và chăm sóc răng miệng. Đừng bỏ lỡ nhé!
Tham gia ngay hội nhóm niềng răng tại đây.