Niềng răng uống nước bị buốt là tình trạng không ai muốn, bởi đây là dấu hiệu cho thấy quá trình chỉnh nha đang gặp sự cố, không mang lại hiệu quả như mong muốn. Niềng răng uống nước bị buốt là tình trạng mà nhiều người sau khi chỉnh nha mắc phải nhưng không biết nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.
Chính vì thế, bài viết này dành cho những ai đang cần, giúp bạn giải thích vấn đề này một cách triệt để. Góp phần giữ vững được chất lượng hàm răng và bảo toàn được men răng trong suốt quá trình niềng răng cho đến khi kết thúc.
1. Nguyên nhân niềng răng uống nước bị buốt
Niềng răng uống nước bị buốt do nhiều nguyên nhân. Để xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này là gì, nhằm đưa ra cách khắc phục đúng đắn và hiệu quả nhất. Hãy xem qua những gợi ý sau đây:
1.1 Khoang miệng chưa quen với khí cụ nha khoa
Niềng răng uống nước bị buốt có thể do khoang miệng chưa thích ứng với sự tồn tại của khí cụ nha khoa. Dù cho bạn dùng mắc cài hay khay trong thì sự tồn tại của vật thể lạ trong miệng cũng vẫn tạo cảm giác vướng víu, khó chịu, không quen. Chưa kể, những mắc cài và dây cung cố định trên răng còn làm tăng độ khó khăn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Mặt khác, các khí cụ nha khoa đang thực hiện đúng vai trò của nó, đó là tác động lực siết lên răng khiến răng dịch chuyển. Chưa kể, những người niềng răng thường có răng và nướu nhạy cảm hơn người bình thường, nên bị buốt khi uống nước là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng, vì cảm giác này sẽ mau chóng qua đi, bởi vì răng và nướu đã quen với quá trình dịch chuyển, dần dần bạn không còn cảm thấy ê buốt, đau nhức, khó chịu khi uống nước nữa.
Ngoài ra, một yếu tố vô cùng quan trọng khác tác động không nhỏ đến cảm giác khó chịu cho người dùng, đó là loại khí cụ nha khoa mà họ chọn. Trong đó, các loại niềng răng mắc cài được gắn cố định trên răng sẽ tạo ra một số nhạy cảm, kích ứng nhỏ cho răng và mô mềm xung quanh. Tất nhiên, những điều này đã được tính toán từ trước, những cơn đau đớn đó không vượt quá sức chịu đựng của người dùng và cũng không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau buốt kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy quay lại phòng khám nha để được thăm khám và tư vấn, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.
1.2 Mắc bệnh lý răng miệng
Nếu người dùng mắc các bệnh lý về răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy… sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng và ê buốt khi ăn uống. Các bệnh lý này cần được phát hiện và điều trị trước khi niềng răng chỉnh nha. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm mà đã niềng răng, thì nên tạm thời dừng việc niềng răng lại để tập trung điều trị bệnh.
Ngoài ra, có những trường hợp đang niềng răng mà bệnh lý phát tác, nguyên nhân là do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, không kỹ lưỡng, khiến răng bị sâu, bị viêm. Khi ấy, lớp men răng bị phá hủy, ngà răng bị lộ ra ngoài, dưới tác động những đồ ăn thức uống nóng, lạnh thất thường sẽ khiến răng bị ê buốt.
Đặc biệt, những người mắc bệnh viêm nướu tiềm ẩn thường có nướu bị tụt, chân răng bị hở, cũng khiến răng nhạy cảm hơn bình thường.
1.3 Chải răng sai cách
Nhiều người có cách chải răng không chuẩn nha khoa, khiến răng bị ê buốt khi uống nước trong quá trình niềng răng như: Đánh răng theo chiều ngang thay vì theo chiều dọc hoặc xoay tròn, đánh răng nhiều hơn 3 lần/ngày, không đánh răng sau khi ăn…
Một số trường hợp sau khi niềng răng thì khó vệ sinh răng miệng hơn bình thường, nên lười đánh răng, khiến răng bị ê buốt.
Lời khuyên dành cho người niềng răng là hãy chải răng đúng cách, đúng thời điểm. Đặc biệt là không nên chải răng quá mạnh tay hay quá nhiều lần, vì sẽ làm hư men răng, khiến răng dễ bị buốt hơn khi niềng, nặng nề hơn là làm bạn bị tụt nướu.
- Do dùng những loại thực phẩm chưa phù hợp
Người niềng răng nên hạn chế dùng các loại thực phẩm giàu axit và đường như: Nước ngọt, trái cây có vị chua, café, kẹo, bánh ngọt… bởi nó khiến cho tình trạng ê buốt của răng nặng thêm. Bên cạnh đó, dùng đồ ăn thức uống quá nóng hay quá lạnh cũng dễ dàng làm hỏng men răng, khiến răng nhạy cảm hơn bình thường.

2. Cách khắc phục niềng răng uống nước bị buốt
Khi bạn gặp phải tình trạng niềng răng uống nước bị buốt, hãy đến cơ sở nha khoa uy tín nhất để được thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Theo đó, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có phương hướng giải quyết chuẩn xác nhất:
- Nếu nguyên nhân là do niềng răng, thì bạn có thể dùng thuốc giảm ê buốt theo đơn bác sĩ để giảm đau.
- Bạn cũng có thể ngậm nước muối nhiều lần trong ngày, giúp răng và nướu bớt nhạy cảm hơn, đồng thời giúp giảm ê buốt hiệu quả.
- Nếu nguyên nhân là do bệnh lý, thì cần đến phòng khám nha để điều trị (Trám răng, trị viêm nướu…) giúp giảm ê buốt và răng có đủ “sức khỏe” chịu được lực siết trong quá trình niềng răng.
- Với những người niềng răng bằng mắc cài thì hãy sử dụng thêm các sản phẩm làm sạch răng để bổ trợ như: Bàn chải rãnh, bàn chải kẽ, máy tăm nước, bàn chải điện, nước súc miệng… giúp đánh bay mảng bám và thức ăn thừa mà không làm mòn men răng, cho răng chắc khỏe và chống ê buốt hữu hiệu.
- Hãy đổi bàn chải lông cứng sang bàn chải lông mềm để giảm tiếp xúc với nướu, gây ra sự nhạy cảm và kích ứng không đáng có.
- Hãy đổi kem đánh răng sang loại chuyên dành cho người niềng răng, giúp giảm nhạy cảm và ê buốt hiệu quả.
- Trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn chế dùng thức ăn cứng, giòn, dẻo, dai… vì mảnh vụn dễ mắc kẹt vào kẽ răng, dễ dính răng
- Tăng cường dùng các loại rau xanh, trái cây, củ quả… để tăng vitamin và sức đề kháng cho răng chắc khỏe.

3. Nên điều trị niềng răng uống nước bị buốt tại đâu?
Để quá trình niềng răng mang đến hiệu quả cao, bạn cần tìm được địa chỉ chỉnh nha uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trang thiết bị máy móc hiện đại… Từ đó, bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị chi tiết nhất, phù hợp với bệnh án của chính mình.
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ niềng răng đáng tin cậy, nhưng không phải nơi nào cũng xứng đáng để bạn lựa chọn. Trong đó, AI Smile được xem là thương hiệu niềng răng trong suốt bằng công nghệ 3D Clear Aligner chất lượng cao, ứng dụng chất liệu nhựa dẻo GT Plex Pro, giúp cho khay niềng hoàn toàn tương thích với khoang miệng và không gây ra bất cứ kích ứng nào.
Đặc biệt, dịch vụ niềng răng trong suốt AI Smile được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn trong lĩnh vực chỉnh nha như: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hải (Người có hơn 25 năm kinh nghiệm chỉnh nha và cũng là người tiên phong đưa giải pháp niềng răng trong suốt về Việt Nam). Ngoài ra, AI Smile còn có sự góp mặt của bác sĩ chỉnh nha Nguyễn Thảo Nguyên, Nguyễn Xuân Long… góp phần nâng cao hiệu quả chỉnh nha.
Với những gì mà AI Smile mang lại, không chỉ là chất lượng niềng răng mà còn là mức giá hấp dẫn nhất, chỉ từ 29 triệu đồng/ca, phù hợp với thu nhập trung bình của hầu hết người Việt Nam. Có thể nói, mức chi phí niềng răng này cạnh tranh nhất thị trường hiện nay, bất cứ ai cũng không nên bỏ lỡ, để có cơ hội sở hữu hàm răng đều, đẹp cùng khớp cắn chuẩn, khắc phục chức năng ăn nhai, đồng thời phòng chống được các bệnh về răng miệng và bệnh về tiêu hóa, dạ dày.
Bài viết đã mang đến những kiến thức quý báu về niềng răng uống nước bị buốt, bởi đây là giải pháp chỉnh nha giúp khắc phục các khuyết điểm của răng và khớp cắn, đồng thời hạn chế được tình trạng ê buốt khi uống nước. Để biết được nguyên nhân và giải pháp điều trị tận gốc vấn đề này, xin vui lòng liên hệ về cho AI Smile theo số hotline 028 3622 5598 để được tư vấn miễn phí.