Niềng răng khớp cắn ngược là giải pháp cải thiện tình trạng móm hiệu quả, góp phần căn chỉnh tỷ lệ gương mặt trở nên cân đối, hài hòa, đồng thời khôi phục chức năng nhai. Niềng răng khớp cắn ngược được xem là vị cứu tinh cho những người bị móm, giúp khắc phục tính thẩm mỹ của gương mặt, khiến người bệnh tự tin hơn. Ngoài ra, niềng răng cũng giúp cho sinh hoạt trong cuộc sống trở về trạng thái cân bằng, không còn bị ảnh hưởng bởi sai lệch khớp cắn gây ra. Cũng vì lý do đó mà bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quý giá cho những ai đang gặp phải tình trạng này và tìm thấy cho mình một nơi điều trị lý tưởng, xứng đáng để bạn trao gửi nụ cười của mình.
1. Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược (Hay còn gọi là móm) là tình trạng hàm dưới bao phủ hàm trên, gây mất thẩm mỹ cho khuôn miệng và gương mặt, đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, chức năng nhai và khả năng phát âm. Có thể nhận biết tình trạng này thông qua vài dấu hiệu như sau:
- Cung hàm trên nhỏ hơn cung hàm dưới, khiến cho tương quan giữa hai hàm trên dưới mất cân đối
- Ở trạng thái nghỉ, hai hàm trên dưới khép lại nhưng không chạm nhau.
- Các nhóm răng cửa và răng nanh ở hàm trên chỉ chạm nhẹ vào răng hàm dưới, hoặc nằm sau răng hàm dưới
- Miệng móm khiến gương mặt mất cân đối, mũi gãy và cằm chìa ra như lưỡi cày
- Trục của gương mặt, kết nối giữa trán – mũi – cằm bị lệch, gãy khúc
2. Nguyên nhân của khớp cắn ngược
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược ở mỗi bệnh nhân là vô cùng quan trọng, bởi điều đó giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng, chính xác và đạt được hiệu quả cao. Theo đó, có nhiều nguyên nhân gây ra gây ra khớp cắn ngược như:
2.1. Do răng
Các nhóm răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với nhóm răng cửa hàm dưới. Điều này khiến cho răng cửa hàm dưới nhô ra ngoài nhiều hơn, còn răng cửa hàm trên thụt lùi vào trong.
Trẻ nhỏ có thói quen xấu như: Mút tay, ngậm ti giả hay bú bình quá lâu, thở bằng miệng, đẩy lưỡi… ảnh hưởng xấu đến gương hàm, đồng thời khiến cho gương mặt bị gãy, lõm.
2.2. Do xương hàm
Do xương hàm dưới phát triển hơn xương hàm trên, hoặc do xương hàm trên kém phát triển hơn xương hàm dưới, hoặc có thể do cả trường hợp. Ngoài ra, những dị tật tại vòm miệng cũng góp phần làm cho người bệnh bị móm.
2.3. Do gen di truyền
Do gen di truyền, nếu thế hệ trước có người bị móm thì người của thế hệ sau cũng có khả năng cao bị móm. Hoặc thế hệ trước có người mắc các hội chứng như: Rabson-Mendenhall, Binder, Treacher Collins… dẫn đến kết cấu xương hàm và răng bị biến đổi.
2.4. Do các yếu tố khác.
Những chấn thương ở khu vực khoang miệng ít nhiều ảnh hưởng đến cấu trúc hàm hay cấu trúc răng. Bên cạnh đó, sự phát triển âm thần của các khối u cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự dịch chuyển của hàm răng.
3. Tác hại của khớp cắn ngược
Các chuyên gia khuyên người bị khớp cắn ngược nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để mọi chuyện diễn biến tệ hơn, khiến tình trạng trở nặng. Từ việc mất thẩm mỹ, đau nhức cơ hàm, còn dễ làm cho người bệnh bị viêm tủy, viêm nha chu, mất răng…
3.1. Nguy cơ cao bị sâu răng
Người bị khớp cắn ngược, nghĩa là có sự sai lệch trong xương hàm, dễ làm tổn thương răng và men răng. Từ đó, men răng mau chóng bị xói mòn, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng răng sâu hoặc răng phát triển quá mức.
3.2. Khó thở hoặc gáy quá to
Người bị khớp cắn ngược dễ bị khó thở khi ngủ như: Thở bằng miệng, ngưng thở, ngáy to… Nguyên nhân thường là do hàm trên nhỏ quá mức, khiến đường thở bị thu hẹp lại.
3.3. Chức năng nhai bị suy giảm
Người bị móm thường có hàm trên và hàm dưới không sát khít nhau ở trạng thái nghỉ, khiến việc ăn nhai bị ảnh hưởng nặng nề. Thức ăn đưa vào miệng không được nghiền nát kỹ, hoặc người bệnh phải dùng lực nhai nhiều hơn, khiến cơ hàm phát triển quá lớn.
Nếu thức ăn chưa được nghiền nát trọn vẹn, thì khi đưa xuống dạ dày sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn, lâu dần sinh ra các bệnh về tiêu hóa, dạ dày, gây bất lợi lớn cho sự phát triển của thể chất.
3.4. Phát âm không tròn vành rõ chữ
Người có khớp cắn ngược thường hay phát âm không tròn vành rõ chữ như: Nói ngọng, nói lắp, nới chậm, nói không rõ thành tiếng… khiến bệnh nhân kém tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sự nghiệp riêng.
3.5. Khó vệ sinh răng miệng
Người có khớp cắn ngược thường có hàm răng không đều nhau, có răng thì chìa ra, có răng thì thụt vào, các răng mọc chen chúc, xô lệch trông rất kém thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này còn khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh răng miệng, bởi góc kẹt giữa các răng là nơi thức ăn thừa hay dắt vào. Nếu không dành thời gian để làm sạch kỹ, hoặc dùng nhiều phương pháp vệ sinh răng miệng (Dùng tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng…) sẽ không làm sạch hết, gây ra các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng.
4. Niềng răng khớp cắn ngược là gì?
Tùy theo kết quả thăm khám mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương án điều trị cụ thể, thích hợp.
- Ví dụ 1: Nếu bệnh nhân có khớp cắn ngược do răng, thì niềng răng chỉnh nha chính là giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Với sự tiến bộ của y học, bệnh nhân có nhiều sự lựa chọn hơn về các phương pháp niềng răng (Dây cung và mắc cài, khay niềng trong suốt và attachment…). Qua các khí cụ, lực đẩy được tác động vừa đủ lên răng, khiến răng dịch chuyển về vị trí đúng, đồng thời điều chỉnh được khớp cắn về tỷ lệ chuẩn.
- Ví dụ 2: Nếu bệnh nhân có khớp cắn ngược do xương hàm, thì phẫu thuật tạo hình xương hàm kết hợp niềng răng sẽ mang đến hiệu quả cao. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn nặng, trên 18 tuổi. Dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất là xương hàm trên thụt vào trong hoặc xương hàm dưới chìa ra phía trước quá nhiều. Cần can thiệp bằng dao kéo để hai hàm trên dưới cân xứng, cho tỷ lệ gương mặt đạt chuẩn, cân xứng và hài hòa.
Theo các chuyên gia, người bị móm nên niềng răng càng sớm càng đạt hiệu quả chỉnh nha cao. Nhất là đối với lứa tuổi dậy thì từ 13 – 19 tuổi, việc đeo khí cụ sẽ giúp ngăn chặn xương hàm phát triển kích thước quá mức, đồng thời giúp sắp xếp hướng mọc đúng cho các răng trở nên đồng đều.
5. Chi phí niềng răng khớp cắn ngược
Chi phí niềng răng khớp cắn ngược tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Loại khí cụ, tình trạng răng, mức độ, tay nghề của y bác sĩ, thương hiệu phòng khám nha, trang thiết bị máy móc… Theo đó, nếu bạn niềng răng bằng mắc cài kim loại sẽ có giá rẻ nhất, dao động từ 25 – 35 triệu đồng/ca. Ngoài ra, mắc cài sứ và pha lê cũng cho hiệu quả không kém nhưng đảm bảo tính thẩm mỹ hơn, nên có giá thành cao hơn, dao động từ 30 – 50 triệu đồng/ca.
Đặc biệt, niềng răng trong suốt được xem là một cuộc cách mạng trong ngành chỉnh nha, bởi không những đạt được tính thẩm mỹ cao, có thể tháo lắp dễ dàng, mà còn giảm được các cơn đau, rút ngắn thời gian niềng răng và mang đến hiệu quả tốt. Tuy nhiên, chính vì sở hữu quá nhiều ưu điểm vượt trội nên phương pháp này có giá thành rất cao, dao động từ 80 – 100 triệu đồng/ca.
Như vậy, những vấn đề xoay quanh niềng răng khớp cắn ngược đã được hé lộ. Nếu bạn cần một giải pháp chỉnh nha bằng khay trong với mức giá tốt nhất thì đừng bỏ qua AI Smile. Bởi nơi đây ứng dụng công nghệ Clear Aligner để sản xuất ra khay niềng trong suốt trên chất liệu nhựa GT Plex Pro, đảm bảo tương thích với khoang miệng, cũng như điều trị tốt các vấn đề về móm. Do đó, để biết thêm thông tin về dịch vụ niềng răng móm tại đây, xin quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 028 3622 5598 để được tư vấn miễn phí.