Niềng răng dây cung là phương pháp chỉnh nha sử dụng mắc cài và dây cung để đẩy răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Niềng răng dây cung là một trong các phương pháp chỉnh nha tiên tiến, giúp đẩy các răng về vị trí mong muốn.
Dây cung kết hợp với mắc cài sẽ tác động một lực siết vừa đủ, thúc đẩy răng di chuyển. Tùy theo từng loại dây cung, bác sĩ sẽ sử dụng vào mục đích cụ thể, để cho ra kết quả cuối cùng, là hàm răng đều, đẹp, chuẩn khớp cắn.
1. Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung là loại khí cụ nha khoa không thể thiếu trong các phương pháp niềng răng bằng mắc cài. Dây cung thường dài và mảnh, được làm từ chất liệu kim loại cao cấp, được đính trên thân răng bởi các mắc cài.
Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tác động lực siết liên tục vào dây cung, nhằm đẩy răng về vị trí đẹp. Chiếc dài của dây cung đã được cắt và điều chỉnh sao cho vừa với khuôn hàm, đồng thời không gây ra cộm, cấn, trầy xước, tổn thương cho khoang miệng.
Có 2 hình thức sử dụng dây cung niềng răng hiện nay. Đối với mắc cài truyền thống, dây cung được đặt vào rãnh giữa của các mắc cài, sau đó phải dùng dây thun để cố định ở mỗi mắc cài, để tránh dây cung bị tuột ra. Còn đối với mắc cài tự đóng, không cần dùng dây thun vì dây cung được tự do trượt trong rãnh mắc cài, hệ thống chốt tự động sẽ ngăn không cho dây cung bung ra ngoài.
2. Các loại dây cung trong niềng răng
Dựa theo chất liệu và cấu tạo của từng loại dây cung mà người ta sẽ sử dụng dây cung đó vào các chức năng khác nhau, như:
2.1 Niềng răng dây cung hợp kim kim loại quý
Từ xa xưa, các chuyên gia đã biết ứng dụng các loại kim loại quý như: vàng, bạc, bạch kim… để làm dây cung chỉnh nha, bởi nó sẽ mang đến nhiều ưu điểm (Chống ăn mòn, độ dẻo cao, độ đàn hồi cao…). Tuy nhiên, chi phí lớn khiến nhiều người có mức thu nhập trung bình khó có cơ hội được trải nghiệm. Loại dây cung này thường được làm từ các loại kim loại quý như: Vàng, bạch kim, palladi, đồng, niken…
2.2 Niềng răng dây cung thép không gỉ
Có một loại dây cung được làm từ thép không gỉ, có chi phí rẻ hơn kim loại quý, nhưng vẫn có độ cứng, khả năng chống ăn mòn và dẻo dai cao. Loại dây cung này là sự kết hợp của các hợp kim thép không gỉ như: Niken, carbon, chromium…
2.3 Niềng răng dây cung Cobalt – Chromium
Loại dây cung này được làm từ Coban, Niken, Crom, Sắt… có lực kéo mạnh nhưng khá yếu mềm, nên không thể sử dụng cho các ca chỉnh nha phức tạp. Chính vì thế, dây cung Cobalt – Chromium rất ít được sử dụng để niềng răng ngày nay.

2.4 Niềng răng dây cung Niken – Titan (Niti)
Đây là loại dây cung phổ biến nhất hiện nay, bởi dây cung Niken – Titan được làm từ 55% Niken và 45% Titanium, có độ cứng thấp, đàn hồi cao và siêu dẻo.
2.5 Niềng răng dây cung Titan – Beta (TMA)
Loại dây cung này mang đến hiệu quả tốt cho quá trình chỉnh nha, thường được gọi là dây cung hợp kim TMA hoặc Titanium – Molybdenum. Loại này được tạo nên từ: Tin, titanium, zirconium, molybdenum…
3. Hiệu quả khi niềng răng dây cung
Dây cung thường được ứng dụng trong niềng răng chỉnh nha, giúp khắc phục các khuyết điểm của hàm răng như: Hô, móm, thưa, cười hở lợi, khớp cắn sâu, khớp cắn ngược… khiến cho hàm răng trở nên đều, đẹp, chuẩn khớp cắn. Tùy theo từng giai đoạn mà dây cung sẽ có tác dụng khác nhau, như:
3.1 Giai đoạn dàn đều
Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình niềng răng, dây cung cần phải có độ cứng thấp, đàn hồi cao, giúp căn chỉnh răng trên cung hàm trở nên đều đẹp. Chính vì thế, bác sĩ thường hay sử dụng dây cung Niti, có kích thước là 0.014 và 0.016
3.2 Giai đoạn đóng khoảng
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong niềng răng chỉnh nha, bởi bệnh nhân sẽ nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt trong nụ cười và tỷ lệ gương mặt của mình. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ dùng dây cung Stainless Steel (Dây thép không gỉ) để mở không gian sau và chỉnh răng phía trước, đồng thời điều chỉnh lại sự chênh lệch giữa hai hàm. Khoảng thời gian này thường kéo dài từ 4 – 8 tháng, kích thước dây cung là 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025.
3.3 Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì
Nếu hai giai đoạn trên tiến triển tốt thì giai đoạn chỉnh khớp này cũng sẽ diễn ra suôn sẻ, chỉ mất từ 2 – 8 tuần. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng loại dây cung Niti 0.019×0.025 để điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định ở vị trí mới.
4. Cách sử dụng dây cung trong niềng răng
Cách gắn và sử dụng dây cung trong niềng răng rất quan trọng, đòi hỏi bác sĩ phải biết cách vận dụng một cách khéo léo, tỉ mỉ, để không gây ra những tổn thương cho nướu, lợi. Theo đó, cứ qua mỗi giai đoạn chỉnh nha, bác sĩ cần điều chỉnh lực siết dây cung một cách vừa đủ, nếu siết quá mạnh sẽ gây ra các tình trạng xấu (Tụt lợi, viêm nướu…), còn siết quá nhẹ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha (Thời gian niềng răng lâu hơn).
Cũng chính vì điều chỉnh dây cung khá khó khăn, nên luôn đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày. Dây cung phải đảm bảo vệ sinh, tránh méo mó, lỏng lẻo trong suốt quá trình chỉnh nha. Thông thường, dây cung được chỉ định thay sau 1 tháng với kích thước to hơn, để mang lại hiệu quả đẩy răng tốt hơn.
Thời kỳ đầu, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung dạng tròn vì nó mảnh, nhẹ, đàn hồi tốt để răng quen dần và dàn đều theo hình dạng dây cung. Sau 2 tháng chỉnh nha, dây cung dạng tròn được thay thế bằng dây cung dạng vuông hoặc có dạng chữ nhật, để điều chỉnh các răng đều và vừa khít.

5. Trả lời một số câu hỏi về niềng răng dây cung
Tuy rằng dây cung là khí cụ thường dùng trong chỉnh nha, nhưng vẫn phát sinh không ít vấn đề:
5.1 Đứt dây cung thì phải làm sao?
Dây cung rất hiếm khi bị đứt trong quá trình chỉnh nha, vì có độ bền cao. Tuy nhiên, nếu phải chịu tác động lớn, thì dây cung bị đứt là điều tất yếu. Nếu vậy, bạn cần đến phòng khám nha sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời, để càng lâu càng ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
5.2 Bị tuột dây cung thì phải làm gì?
Thời gian đầu mới niềng răng, răng dịch chuyển nhanh khiến dây cung dễ bị tuột ra. Để khắc phục, hãy bôi sáp nha khoa lên răng để cố định dây cung tạm thời. Sau đó, bạn hãy quay lại phòng khám để khắc phục sự cố.
5.3 Thay dây cung bao lâu 1 lần?
Thông thường, thay dây cung niềng răng từ 1 – 2 tháng/lần, nhưng cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng răng của từng người, tay nghề của bác sĩ, độ tuổi của bệnh nhân…
5.4 Niềng răng dây cung vuông
Dây cung vuông được ưa chuộng hơn dây cung tròn trong chỉnh nha, giúp bác sĩ đóng khoảng, điều chỉnh khớp cắn và duy trì kết quả đẹp.
5.5 Niềng răng dây cung thép
Chỉ thép nha khoa dùng để giúp giảm ma sát của dây cung trên các mắc cài, ngoài ra loại khí cụ này còn dùng để thay thế cho dây thun liên hàm.
Chỉ thép nha khoa có ưu điểm ít dính thức ăn và ít tính ma sát hơn, nên có thể dùng để thay thế cho thun liên hàm. Để cố định loại chỉ thép này vào răng, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, thao tác thật khéo léo, tỉ mỉ, tránh đâm vào môi – nướu, gây tổn thương cho bệnh nhân.
5.6 Dây cung đâm vào má
Để tránh dây cung đâm vào má, bạn không nên tự ý điều chỉnh độ dài dây cung tại nhà, mà hãy đến phòng khám nha để được bác sĩ giúp đỡ. Bởi vì nếu bạn xử lý không đúng cách, có thể khiến cho dây cung lệch khỏi hàm, răng cũng vì vậy mà lệch lạc nặng hơn.
Trong trường hợp bạn chưa thể đến phòng khám nha, bạn có thể dùng sáp nha khoa để bôi vào các điểm tiếp xúc với dây cung, để bảo vệ khoang miệng không bị trầy xước, tổn thương.
Như vậy, các vấn đề liên quan đến niềng răng dây cung đã được hé lộ. Dây cung là loại khí cụ giúp nắn chỉnh răng về đúng phương hướng và đúng vị trí trên cung hàm khi bệnh nhân sử dụng niềng răng bằng mắc cài. Chính vì vậy, hãy liên hệ về cho AI Smile theo số hotline 028 3622 5598 để được tư vấn miễn phí.