Niềng răng đau thì làm gì? | AI Smile

Cảm giác ê ẩm, căng tức và khó chịu sau khi niềng răng là điều mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, niềng răng đau thì làm gì? lại là điều mà rất ít người biết. Không ai có thể phủ nhận lợi ích mà các phương pháp chỉnh nha mang lại.

niềng răng đau thì làm gì

Bởi nó không chỉ giúp khắc phục được khuyết điểm của răng và khớp cắn, trả lại một hàm răng đều và chuẩn khớp cắn, đồng thời còn hạn chế được các bệnh răng miệng và bệnh dạ dày, bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên, đa số người chỉnh nha đều không tránh khỏi cảm giác đau nhức, ê ẩm, khó chịu. Vậy niềng răng đau thì làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 

1. Đau răng khi niềng do đâu?

Trong quá trình niềng răng, không tránh khỏi cảm giác đau nhức, ê ẩm hay khó chịu, đặc biệt là những ngày đầu mới niềng. Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp:

1.1 Đau khi răng dịch chuyển

Đối với người dùng mắc cài, mỗi lần tái khám là lúc bác sĩ tăng lực siết lên dây cung, khiến răng dịch chuyển. Còn đối với người dùng khay trong, mỗi lần thay khay mới là mỗi lần răng có sự xê dịch. Đây là lúc cảm giác đau nhức, ê ẩm rõ rệt nhất, kéo dài khoảng 2 – 3 ngày là hết. 

Trong khoảng thời gian này, bạn không nên ăn nhai các loại thực phẩm cứng, dẻo dai, bởi nó đòi hỏi bạn phải dùng lực nhai và lực cắn nhiều. Thay vào đó, bạn nên ăn cháo, súp hay đồ ăn lỏng để dễ nhai, dễ nuốt. 

Những lúc như thế này, bạn nên thử các cách giảm đau mà bác sĩ gợi ý. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau vượt ngoài sức chịu đựng, bạn nên quay lại phòng khám để được bác sĩ kiểm tra dây cung và điều chỉnh lại lực siết.

1.2 Đau khi nhổ răng

Tùy theo tay nghề của bác sĩ, lượng thuốc tê được tiêm và khả năng chịu đau của mỗi người, mà việc đau khi nhổ răng sẽ nhiều hoặc ít, thậm chí là không cảm thấy gì. Tuy nhiên, sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau nhức sẽ lan tỏa, nhưng luôn trong mức độ chịu đựng được của bệnh nhân. Lúc này, bạn chỉ cần giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ là được.

1.3 Đau thì mới gắn khí cụ

Sau khi gắn mắc cài, thời gian đầu bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác đau. Đặc biệt là các khí cụ như thun tách kẽ, khâu, nong hàm… sẽ vướng vào phần môi, má, làm trầy xước vị trí tiếp xúc, gây ra trầy xước và tổn thương. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp do chưa quen với khí cụ, nhưng chỉ cần trải qua 1 – 2 tháng sau thì sẽ không cảm giác này nữa, vì đã quen rồi. 

6 giải pháp Niềng Răng Lệch tốt nhất hiện nay bạn cần biết
6 giải pháp Niềng Răng Lệch tốt nhất hiện nay bạn cần biết

2. Niềng răng đau thì làm gì?

Trong quá trình niềng răng, thời gian đầu sẽ không tránh khỏi cảm giác đau nhức, căng tức và ê ẩm. Để thuyên giảm, hãy thử ngay một số cách sau đây:

Súc miệng bằng nước muối

Trước tiên, hãy đảm bảo bạn sử dụng muối sạch và nước đã được đun sôi để nguội. Sau đó, hòa trộn vào nhau để tạo thành nước muỗi loãng, súc miệng vào mỗi tối trước khi ngủ. Hỗn hợp này sẽ giúp kháng khuẩn và giảm đau hữu hiệu. Tất nhiên, bạn không cần pha thật nhiều muối, bởi nó chỉ làm cho răng và nướu của bạn đau rát hơn. 

Uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Trường hợp cơn đau không thuyên giảm mà kéo dài nhiều ngày, thậm chí có chiều hướng tăng nặng, bạn hãy đến phòng khám để được bác sĩ kê đơn dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau tùy tiện, để tránh xảy ra tác dụng phụ.

Súc miệng bằng nước lá bạc hà

Lá bạc hà có tính the mát, dịu nhẹ và gây tê khá tốt, nên có thể dùng loại lá này để nấu nước, lọc bỏ xác lá. Sau đó, lấy nước này để súc miệng 2 – 3 lần/ngày, giúp giảm cơn đau do niềng răng vô cùng hiệu quả. 

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Bỏ đá lạnh vào túi chườm hoặc dùng khăn nhúng nước nóng, vắt khô để chườm bên ngoài vị trí răng đau. Sau đó giữ trong 2 – 3 phút, để cơn đau dịu xuống. 

Niềng răng có thay đổi khuôn mặt hay không?Niềng răng có thay đổi khuôn mặt hay không?
Niềng răng có thay đổi khuôn mặt hay không?Niềng răng có thay đổi khuôn mặt hay không?

3. Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng đau

Vệ sinh răng miệng chuẩn y khoa

Người niềng răng nên chăm chỉ và tỉ mỉ trong khâu vệ sinh răng miệng hằng ngày. Bằng cách dùng kém đánh răng chứa fluor, để chải răng từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Bên cạnh đó, với những người dùng mắc cài rất dễ tạo điều kiện cho thức ăn thừa, mảng bám kẹt trong kẽ răng, gây ra mùi hôi miệng. Bạn cần dùng thêm chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để gia tăng khả năng làm sạch răng. 

Ăn uống đúng cách

Người đang niềng răng thường có hàm răng yếu, đau nhức, nên chỉ có thể ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng như: Cháo, súp, sữa… Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm quá cứng, dẻo, dai… để tránh làm cho khí cụ bị hỏng, khiến hàm răng dịch chuyển sai vị trí. 

Tốt nhất, hãy cắt nhỏ thức ăn ra cho dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến thực phẩm khó nuốt bằng cách hầm, kho, ninh… cho nhừ ra. 

Đặc biệt, người niềng răng nên hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, vì nó sẽ khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, răng vì thế mà dễ sâu hơn.

Vận động đúng cách

Trong quá trình niềng răng, bạn vẫn nên duy trì thói quen tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe, kéo dài sức dẻo dai. Tuy nhiên, để bảo vệ hàm răng và đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về bộ môn thể thao phù hợp. 

Theo đó, cần tránh những môn có nguy cơ tác động vào vùng mặt, đặc biệt là vùng miệng, bởi nó sẽ làm hỏng khí cụ niềng răng, chưa kể là làm cho răng bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu chẳng may điều đó xảy ra, bạn cần quay lại phòng khám sớm để được thăm khám và hỗ trợ.

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Niềng răng đau thì làm gì? Cảm giác đau nhức, ê ẩm khi chỉnh nha là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn niềng răng ở phòng khám nha uy tín, được thực hiện bởi bác sĩ giỏi thì cảm giác đau luôn nằm trong ngưỡng chịu đựng được. Tất nhiên, những cảm giác khó chịu như thế này sẽ nhanh chóng qua đi, nên bạn không cần phải quá lo lắng. Để biết thêm chi tiết về điều này, bạn có thể liên hệ ngay cho AI Smile theo số hotline 028 3622 5536 để được tư vấn miễn phí. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *