Niềng răng cấp độ 3 là gì? | AI Smile

Niềng răng cấp độ 3 là gì? Hiện là câu hỏi được rất nhiều người chỉnh nha quan tâm. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy hàm răng đang có những sai lệch nghiêm trọng. Niềng răng vốn là giải pháp chỉnh nha giúp khắc phục các khuyết điểm của răng miệng và khớp cắn một cách hiệu quả.

niềng răng cấp độ 3 là gì

Từ đó, trả lại cho bạn nụ cười tươi tắn, với hàm răng đều đặn, đồng thời khôi phục chức năng nhai và ngăn ngừa một số bệnh răng miệng hay bệnh dạ dày. Tuy nhiên, niềng răng cấp độ 3 là điều không ai muốn, bởi đây là dấu hiệu cho thấy hàm răng của bạn có những sai lệch trầm trọng, cần quá trình điều trị và niềng răng phức tạp hơn. Do đó, nếu bạn cũng có chung sự quan tâm, hãy xem ngay bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp nhé!

1. Niềng răng cấp độ 3 là gì?

Trước khi lên phác đồ điều trị và niềng răng, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân thuộc cấp độ mấy. Thông thường, niềng răng được chia thành 3 cấp độ:

  • Mức độ 1: Các răng chỉ hô, thưa, lệch lạc… một chút ít so với hàm răng tiêu chuẩn
  • Mức độ 2; Các răng hô, thưa, lệch lạc, móm… tương đối nặng
  • Mức độ 3: Các răng hô, thưa, lệch lạc, móm… quá mức.

Như vậy, niềng răng cấp độ 3 là phương pháp chỉnh nha dành cho trường hợp răng có sai lệch lớn, đòi hỏi quá trình điều trị và chỉnh nha phức tạp nhất. 

2. Các phương pháp niềng răng cấp độ 3 hiện nay

Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, nên các khí cụ niềng răng ngày càng được cải tiến. Điều đó giúp ích rất lớn cho các khách hàng được tự do lựa chọn phương pháp chỉnh nha mà mình muốn. Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm và giá thành khác nhau:

2.1 Niềng răng bằng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha kinh điển, được người dùng và giới chuyên môn đánh giá cao. Không chỉ có mức giá rẻ mà còn phương pháp này còn mang đến hiệu quả niềng răng như mong đợi. Các mắc cài được làm bằng hợp kim không gỉ Niken – Titanium, nên đảm bảo độ bền, cứng, chắc cao, giúp tác động lực đều đặn và ổn định. Phương pháp này có thể khắc phục các sai lệch của răng ở mọi cấp độ, từ đơn giản đến phức tạp, nên đã từng được ưa chuộng rộng rãi. 

2.2 Niềng răng bằng mắc cài kim loại tự khóa

Niềng răng bằng mắc cài kim loại tự khóa là phương pháp chỉnh nha được cải tiến từ mắc cài kim loại truyền thống. Dây cung không cần được cố định bằng dây thun nữa, mà sẽ được trượt tự do trong rãnh mắc cài có nắp đóng mở liên tục. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh lực siết của răng được diễn ra trọn vẹn mà không cần phải đến phòng khám nha thường xuyên để điều chỉnh lực siết. Cũng không sợ giãn thun hay bung sút dây cung. 

2.3 Niềng răng bằng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ có cấu tạo và cách hoạt động giống hệt như niềng răng mắc cài kim loại. Chỉ khác ở chỗ các mắc cài được làm bằng sứ, có màu sắc giống hệt răng thật nên tạo được tính thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể khắc phục được sai lệch răng ở mức thấp và trung bình, còn trường hợp nặng thì không thể làm được.

4 Giải pháp Niềng Răng Khểnh phổ biến nhất hiện nay
4 Giải pháp Niềng Răng Khểnh phổ biến nhất hiện nay

Niềng răng bằng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong không chỉ mang lại hiệu quả chỉnh nha cao mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt vời. Phương pháp này dùng mắc cài và dây cung để gắn vào phía bên trong răng, nơi tiếp giáp với lưỡi, để tác động lực lên răng, đẩy răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Loại hình niềng răng này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, bởi gắn khí cụ vào mặt trong răng là vô cùng khó, chưa kể mỗi lần vệ sinh răng miệng hay tăng siết lực cũng gặp không ít rắc rối. Chưa kể, lưỡi có thể cọ sát vào khí cụ gây ra cảm giác đau đớn và tổn thương cho người dùng. 

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng khay trong hay còn gọi là niềng răng không mắc cài, được xem là phương pháp chỉnh nha tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này không chỉ mang đến hiệu quả cao, có thể khắc phục được mọi cấp độ sai lệch răng mà còn đảm bảo được tính thẩm mỹ tuyệt vời. chưa kể, loại khí cụ này có thể tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho ăn uống và vệ sinh răng miệng. Bởi vậy, niềng răng khay trong có giá thành cao nhất hiện nay, gây khó khăn cho đa số người Việt Nam có thu nhập trung bình trở xuống. 

3. Quy trình niềng răng cấp độ 3

Quy trình niềng răng đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và phác đồ điều trị mà bác sĩ dành cho bạn:

Bước 1: Khám tổng quát 

Sau khi thăm khám bằng mắt, bác sĩ sẽ đưa khách hàng vào chụp CT để thấy rõ vấn đề sâu trong chân răng. Điều này giúp ích rất lớn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán thật chính xác và đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng từng bước một. Thông qua hình ảnh phản chiếu trên phần mềm, khách hàng sẽ được thấy trước hàm răng của mình sẽ biến đổi ra sao trong suốt quá trình niềng răng. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi trao hàm răng của mình cho bác sĩ. 

Bước 2: Lập phác đồ điều trị chi tiết 

Sau khi phân tích và đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng răng miệng của bạn, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thật chi tiết để tư vấn cho bạn. Dựa vào đó, bạn sẽ biết được mình phù hợp với phương pháp niềng răng nào, diễn ra trong bao lâu, các bệnh răng miệng nào cần chữa, có cần nhổ răng không…

Bước 3: Cạo vôi răng 

Cao răng, mảng bám tồn đọng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng và hôi miệng. Chính vì thế, trước khi bước vào quá trình điều trị và niềng răng, bệnh nhân cần được vệ sinh răng miệng hoàn toàn, để đảm bảo răng miệng được khỏe mạnh. 

Bước 4: Lấy dấu răng hoặc gắn mắc cài

Với khách hàng muốn dùng mắc cài sẽ được bác sĩ gắn cố định lên răng ở bước này. Còn với khách hàng dùng khay trong suốt sẽ được bác sĩ lấy dấu răng để gửi về phòng sản xuất khay niềng. 

5 trường hợp bác sĩ từ chối niềng răng - AI Smile
5 trường hợp bác sĩ từ chối niềng răng – AI Smile

Bước 5: Sử dụng khí cụ

Người nào dùng mắc cài sẽ làm quen với sự tồn tại của khí cụ trong miệng, người nào dùng khay trong sẽ tập tháo lắp khay cho thuần thục. Bên cạnh đó, khách hàng cân tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về vệ sinh răng miệng, vệ sinh khí cụ và cách ăn uống sao cho răng niềng được chắc chắn, không chạy về vị trí cũ.

Bước 6: Tái khám định kỳ

Tái khám định kỳ là yêu cầu bắt buộc khi niềng răng. Theo đó, tùy vào phương pháp niềng răng mà bạn chọn, lịch tái khám định kỳ sẽ khác nhau ở mỗi người. Theo đó, những người niềng răng bằng mắc cài sẽ có số lần tái khám dày đặc hơn, khoảng từ 2 – 3 tuần/lần. Trong khi những người niềng răng bằng khay trong thì có số lần tái khám định kỳ ít nhất, khoảng 6 – 8 tháng/lần. 

Được biết, lịch tái khám phải được tuân thủ nghiêm ngặt, bởi đây là dịp để bác sĩ theo dõi quá trình dịch chuyển của răng. Đồng thời bác sĩ sẽ kịp thời can thiệp khi có sự cố, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng ở mỗi người. Còn với những người niềng răng bằng mắc cài, tái khám là lúc bác sĩ tăng lực siết lên răng, giúp răng dịch chuyển nhanh hơn, đồng thời làm sạch răng miệng khỏi vi khuẩn, vôi răng và cặn bẩn. 

Bước 7: Đeo hàm duy trì

Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, khí cụ chỉnh nha được tháo xuống để thay thế bằng hàm duy trì. Quá trình này là bắt buộc bởi hàm duy trì sẽ giúp cho răng giữ vững ở vị trí mới. Tùy theo loại hàm duy trì mà bạn chọn mà giá thành và thời gian sử dụng sẽ khác nhau. 

Như vậy, niềng răng cấp độ 3 là gì? Đã có câu trả lời. Phương pháp chỉnh nha này chỉ áp dụng cho trường hợp răng có sự sai lệch lớn. Chính vì thế, để biết trường hợp của mình phù hợp với phương pháp niềng răng nào, xin quý khách vui lòng đến phòng khám nha uy tín nhất để được thăm khám và chẩn đoán. Liên hệ ngay số hotline 028 3622 5598 để được tư vấn miễn phí. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *