Niềng răng ăn mì được không? | AI Smile

Niềng răng ăn mì được không? là điều mà rất nhiều người đang và sắp chỉnh nha muốn biết. Bởi mì là món ăn giàu chất dinh dưỡng, nên không ai muốn kiêng món này.

niềng răng ăn mì được không

Niềng răng ăn mì được không? là câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng niềng răng. Bởi đây là món ăn quen thuộc của nhiều người, dễ dàng chế biến và mang lại hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, món này lại không phù hợp với người niềng răng. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp tất cả. 

1. Niềng răng ăn gì?

Trong khoảng 1 – 2 tuần đầu sau khi niềng răng, bạn sẽ cảm thấy căng tức và khó chịu. Ngoài ra, qua những lần siết răng thì cảm giác khó chịu cũng sẽ lan tỏa. Chính vì thế, bạn nên dùng các món mềm, lỏng, ít vụn, ít cặn… để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, phô mai, bơ mềm, sữa chua, các loại bánh mềm…
  • Trứng và các món từ trứng: Các món có nguyên liệu từ trứng chứa hàm lượng vitamin D cao, giúp răng và xương thêm chắc khỏe.
  • Một số loại bánh như: Bánh mì, bánh xốp mềm, bánh ngọt… vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vừa không ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai trong quá trình niềng răng
  • Một số loại thực phẩm mềm, xốp như: Mì sợi, ngũ cốc, cơm nấu mềm… 
  • Một số loại thực phẩm nấu chín, mềm, ninh kỹ: Cháo, bún, phở, sếp…
  • Một số loại thực phẩm giàu đạm như: Thịt đỏ, thịt hải sản, thịt gia cầm… cần được nấu chín, hầm, băm, ninh nhừ cho mềm ra
  • Một số loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ: Trái cây, nước ép, sinh tố…
Bảng giá niềng răng trong suốt 2022 cập nhật mới
Bảng giá niềng răng trong suốt 2022 cập nhật mới

2. Niềng răng không nên ăn gì?

Người niềng răng nên tránh dùng đồ ăn cứng, bởi chúng khiến cơ hàm và răng của bạn phải hoạt động mạnh để ăn nhai và cắn xé thức ăn. Đồng thời, cũng sẽ hạn chế được những cơn đau cho răng và hàm. Đặc biệt, việc ăn nhai quá mạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng, khiến răng chạy sai vị trí hoặc làm bung, hỏng mắc cài. Sau đây là những loại thực phẩm mà người niềng răng cần tránh xa:

  • Các món dẻo, dai: Bánh dày, bánh nếp, bánh mì, kẹo dẻo, xôi chiên…
  • Các món giòn: Bắp rang, bim bim, gà rán, khoai tây chiên
  • Các món cứng: Đá viên, gân bò, sụn, xương…
  • Các món cần nhai nhiều: Thịt bò, bắp luộc
  • Các món quá nóng / quá lạnh: Canh nóng, đồ ăn đựng trong bát đá, kem, đá viên, sữa chua…

3. Niềng răng ăn mì được không?

Theo các chuyên gia, những ngày đầu mới niềng răng, bạn nên sử dụng thực phẩm dạng mềm, lỏng (Cháo, súp, canh, cơm, sữa, trứng, trái cây chín…) và không nên dùng các loại thực phẩm quá cứng, quá dẻo hay quá dai. Bởi hoạt động này sẽ giúp hoạt động ăn nhai diễn ra nhẹ nhàng, không khiến cho cơ hàm phải vận động mạnh, gây nhức mỏi, thậm chí là khiến răng xê dịch sai vị trí. Chưa kể, việc ăn uống không đúng cách còn khiến cho mắc cài bị bung ra hay bị biến dạng, khiến bệnh nhân tốn chi phí và thời gian để đặt hàng lại.

Trong khi đó, mì sợi là loại thức ăn mềm, không cần dùng lực nhai nhiều, ít bám dính vào kẽ răng, nên được các chuyên gia khuyên dùng trong lúc niềng răng. Tuy vậy, mì rất giàu tinh bột, dễ đóng mảng và tạo ra mùi hôi miệng, khuyến cáo sau khi người niềng răng ăn mì, cần phải vệ sinh miệng theo hướng dẫn của bác sĩ ngay. 

Niềng răng có hết móm không? Bác sĩ trả lời:
Niềng răng có hết móm không? Bác sĩ trả lời:

4. Niềng răng ăn mì sợi hay mì ổ?

Mì sợi là loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt nên được khuyến cáo dùng cho người niềng răng. Trong khi đó, mì ổ là thức ăn dễ tạo ra nhiều mảnh vụn, dễ dàng mắc kẹt lại trong kẽ răng, mắc cài… gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Do đó, bạn có thể thay thế bằng bánh mì sandwich hoặc dùng bánh mì ổ loại mềm, không dai để sử dụng. 

5. Một số lưu ý trong ăn uống khi niềng răng

Để bào vệ sức khỏe răng miệng khi niềng răng, bạn cần vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài dùng bàn chải điện, bạn cần dùng thêm tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng cường khả năng làm sạch răng. 

Không những vậy, người niềng răng nên chọn kem đánh răng có chứa flour để tăng khả năng diệt khuẩn. Đồng thời, tuân thủ lịch tái khám như đã hẹn với bác sĩ, để được làm sạch răng tại phòng khám và được khắc phục sự cố kịp thời (Nếu có). Nhờ vậy mà tiến độ và kết quả niềng răng đạt được như mong muốn. 

Như vậy, niềng răng ăn mì được không? đã có câu trả lời. Đây là món ăn ngon và dễ sử dụng trong bất cứ tình huống nào, vì vậy người niềng răng cũng không nên bỏ qua. Tuy nhiên, bạn có thể đa dạng trong cách chế biến để biến các món mì trở nên mềm, tơi, dễ nhai và dễ nuốt hơn. Đặc biệt, sau khi ăn, hãy chú trọng việc vệ sinh răng miệng thật kỹ càng, dễ tránh sinh ra mảng bám và mùi hôi miệng. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, xin quý khách vui lòng liên hệ số hotline 02836225536 để được chuyên gia niềng răng AI Smile tư vấn miễn phí nhé!

 

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM

Trung tâm Nha Khoa Sydney Quận 10:
https://maps.app.goo.gl/LhK3dRtC8u6FDvDy5

Trung tâm Sydney Top Dental Quận 1
https://maps.app.goo.gl/Y5NJL1Q19dDGh7ae8

Trung tâm Navii
https://maps.app.goo.gl/5VErjASoTSaxBTDX8