Những người không nên niềng răng bạn không thể bỏ qua. Niềng răng là phương pháp điều trị chỉnh nha được sử dụng phổ biến để khắc phục tình trạng răng lệch lạc, điều chỉnh răng về đúng hướng. Mặc dù niềng răng mang lại nhiều lợi ích nhưng có 1 số trường hợp chúng khôn phải là lựa chọn phù hợp nhất. Hãy cùng AI Smile khám phá những trường hợp không nên niềng răng nhé!
1.Tổng quan về niềng răng chỉnh nha
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, thun cố định để gắn, cố định trên răng nhằm sắp xếp các răng về đúng hướng. Niềng răng giúp đảm bảo lực kéo, giúp răng về đúng vị trí mong muốn và mang lại hàm răng đều đẹp chuẩn cho khách hàng.
Thông thường thời gian niềng răng kéo dài từ 6 – 24 tháng, tùy thuộc vào mức độ sai lệch của răng và phương pháp thực hiện điều trị. Các phương pháp điều trị niềng răng bao gồm:
- Niềng răng mắc cài kim loại
- Niềng răng mắc cài sứ
- Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
- Niềng răng trong suốt
2. Những người không nên niềng răng trong các trường hợp
Những người không nên niềng răng trong 5 trường hợp sau:
2.1 Mắc bệnh viêm nha chu quá nặng, chưa được điều trị và kiểm soát
Viêm nha chu là tình trạng xung quanh răng bị viêm, tạo thành những ổ vi khuẩn có chứa mũ ở nướu. Nếu không được chữa trị kịp thời, sau thời gian dài viêm nha chu phá hủy xương ổ răng, làm tụt lợi. Từ đó sẽ khiến răng bị lung lay và dẫn đến mất răng.
Khi niềng răng của bạn phải khỏe mạnh và bám chắc vào cung hàm thì mới có thể chịu được áp lực của các mắc cài. Bệnh nha chu nếu không được điều trị sẽ tiến triển và gây ra tình trạng lung lay răng trong quá trình niềng răng, dẫn đến tình trạng niềng răng bị thất bại, răng bị tổn thương nặng nề và có nguy cơ bị gãy vỡ rất cao.
2.2 Đang trồng răng giả, bọc răng sứ nhiều
Trong trường hợp bọc răng sứ toàn hàm thì trong quá trình thực hiện, bác sĩ đã sắp xếp các răng đều nhau nên việc niềng răng sẽ không cần thiết.
Tuy nhiên đối với trường hợp bọc răng sứ đơn lẻ thì có thể điều chỉnh răng sứ và răng thật về vị trí mong muốn. Bề mặt răng sứ không có độ bám dính như răng thật nên bác sĩ sẽ sử dụng keo chuyên dụng để cố định các mắc cài với nhau.
2.3 Mắc bệnh lý cơ thể
Đối với những cá nhân mắc bệnh lý như động kinh, tâm thầm, bệnh tim, tiểu đường, ung thư máu… thì không nên thực hiện niềng răng.
Khi mắc những bệnh lý này hệ thống miễn dịch cơ thể rất yếu, điều này dẫn đến khó có khả năng chống nhiễm trùng. Xử lý các vấn đề ở răng có thể tạo ra những vết thương khó lành và làm nhiễm trùng nặng hơn.
Ngoài ra, do sự đau đớn và căng thẳng trong quá trình thực hiện, nó có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đến tính mạng như khó thở, tim đập nhanh, trụy tim bất cứ lúc nào hoặc co giật.
2.4 Răng và xương hàm quá yếu
Nếu răng và xương hàm của bạn yếu mà bạn gặp tình trạng thưa, móm, hô thì không nên niềng răng. Vì khi niềng răng, bác sĩ cần phải nhổ 1 hoặc nhiều răng của bạn và dùng lực kéo răng hàm trên, dưới về đúng vị trí mong muốn. Việc xương hàm mỏng sẽ hạn chế tình trạng kéo lùi này đồng nghĩa với việc kết quả niềng răng không hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp khi răng, xương hàm quá mỏng thì lúc gắn mắc cài để nắn chỉnh răng, chân răng sẽ bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu và gây ra tình trạng tiêu xương.
Một số rủi ro khi niềng răng mà xương, răng hàm quá yếu:
- Trong quá trình niềng, rnếu trong vùng xương mỏng răng dịch chuyển mà bác sĩ không phát hiện và khắc phục kịp thời thì chân răng sẽ tiến sát hoặc chạm vào xương vỏ. Điều này sẽ gây ra tình trạng tiêu xương hoặc thậm chí là mất chân răng.
- Nướu của bạn sẽ bị tụt xuống, để lộ chân răng, trở nên lỏng lẻo và nhạy cảm. Khi chụp X-quang bạn sẽ thấy tình trạng chân răng bị rút ngắn.
2.5 Đã thực hiện trồng răng Implant toàn hàm
Để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả trồng răng Implant, bạn không nên niềng răng nếu đã Implant toàn hàm. Trồng răng Implant toàn hàm có nghĩa là từng chiếc răng của bạn đã được bác sĩ sắp xếp và cố định vào đúng vị trí. Khi đó hàm răng của bạn đã đủ đẹp và có màu sắc tự nhiên. Vì vậy bạn không cần phải lựa chọn phương pháp niềng răng nữa để tránh lãng phí thời gian và chi phí phát sinh thêm.
Ngoài ra, khi bạn đã thực hiện trồng răng Implant kết hợp với làm cầu răng sứ thì trụ implant, cầu răng đã được cố định chắc chắn trong xương hàm. Do đó bạn sẽ không thể nhổ bỏ hay di chuyển răng được nữa nên niềng rắng sẽ không hiệu quả trong trường hợp này.
3. Các trường hợp nên thực hiện niềng răng
Bên cạnh những người không nên niềng răng thì vẫn còn nhiều trường hợp nên thực hiện niềng răng như:
- Răng khấp khểnh, không thẳng hàng
- Gặp khó khăn khi dùng chỉ nha khoa và chải răng
- Cắn lưỡi thường xuyên, lưỡi và khoang miệng có sự xáo trộn
- Răng không khít vào nhau khi miệng bạn đang nghỉ ngơi
- Thấy mệt mỏi và hơi căng hàm sau khi nhai thức ăn.
- Răng cắn hở, 2 hàm không chạm nhau
- Răng móm, khớp cắn sâu, cằm ngắn
4. Niềng răng trong suốt uy tín, chất lượng AI Smile
Nếu bạn đang mong muốn niềng răng vừa đẹp vừa thẩm mỹ mà vẫn đem lại hiệu quả cao thì hãy đến với niềng răng trong suốt AI Smile.
Với đội ngũ chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm, AI Smile đảm bảo chất lượng chăm sóc chỉnh nha cao nhất. Bảo hành 10 năm mang đến sự an tâm, đảm bảo độ bền và hiệu quả điều trị.
An toàn là điều quan trọng nhất và AI Smile ưu tiên vấn đề này trong toàn bộ quá trình. Những khay niềng răng trong suốt AI Smile không chỉ mang lại vẻ thẩm mỹ như mong muốn mà còn mang đến sự tiện lợi và thoải mái.
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã tìm được câu trả lời những người không nên niềng răng là những đối tượng nào? Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chỉnh nha có trình độ để đánh giá sự phù hợp của cá nhân bạn đối với niềng răng. Họ sẽ kiểm tra răng, hàm và sức khỏe răng miệng tổng thể của bạn để xác định quá trình điều trị tốt nhất. Hãy nhớ rằng, nhu cầu chỉnh nha của mỗi người là khác nhau và những gì phù hợp với người này có thể không phù hợp với người khác.