Đang niềng răng mà đau răng khôn có nên nhổ không?

Đang niềng răng mà đau răng khôn có nên nhổ không là thắc mắc của nhiều người hiện nay và thông qua bài viết này, lời giải đáp sẽ được hé lộ.

đang niềng răng mà đau răng khôn có nên nhổ răng không

Đang niềng răng mà đau răng khôn có nên nhổ không là điều mà những người sắp và đang chỉnh nha muốn biết. Bởi thời gian niềng răng khá dài, trong khi răng khôn có thể mọc bất ngờ, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, thậm chí là ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống của bệnh nhân. 

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, thường không xuất hiện ở trẻ nhỏ mà ở người trưởng thành trên 18 tuổi. Tuy nhiên, vì răng khôn mọc trên cùng cung hàm nên thường gặp phải tình trạng không đủ chỗ, khiến chúng phải mọc lệch lạc, chen chúc nhau, gây nên tình trạng sưng tấy, đau nhức, khó chịu.

Một số răng khôn mới nhú ra khỏi lợi thì tắc lại và không mọc nữa, khiến bạn dễ mắc các bệnh về răng miệng như: Viêm nướu, viêm tủy, hôi miệng, viêm nha chu…

Mọc răng khôn không làm tăng khả năng nhai, vì hàm răng với 28 chiếc răng đã đủ để chúng ta ăn uống bình thường. Bên cạnh đó, răng khôn nằm sâu trong hàm cũng không làm tăng tính thẩm mỹ, thậm chí còn thúc đẩy những chiếc răng kế cạnh chen lấn, xô đẩy nhau, gây mất thẩm mỹ.

2. Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn

Để biết cách đối phó với tình trạng mọc răng khôn khi đang niềng răng, bạn cần ghi nhớ một số dấu hiệu sau đây:

Đau nhức ở phần nướu trong cùng

Vì răng khôn thường mọc ở dưới cùng trong khuôn hàm nên bạn sẽ cảm nhận rõ cơn đau ở phần nướu trong cùng. Cơn đau nhức này xuất hiện là do các răng phía trước đã mọc dày đặc và yên vị, khiến răng khôn không còn chỗ đứng, buộc phải mọc chen chúc với các răng bên cạnh. 

Các cơn đau nhức xuất hiện từng đợt và kéo dài

Đau răng khôn không giống với đau răng thông thường, cơn đau thường kéo dài âm ỉ trong 5 – 7 ngày và ngắt quãng, sau đó có thể kéo dài đến đợt mọc răng tiếp theo, thậm chí là lâu hơn.

Nướu sưng đau, tấy đỏ

Thời điểm răng khôn sắp mọc hoặc mọc ngầm, phần nướu thường bị sưng tấy và ửng đỏ, kéo theo cơn đau nhức rất khó chịu. Cơn đau sẽ tăng cường khi răng khôn cố gắng nhú ra khỏi nướu. Đặc biệt, phần nướu đã tách ra khỏi răng khôn thường không ôm sát răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ thức ăn thừa xâm nhập và sinh sôi, gây ra viêm nhiễm.

Nhiệt độ cơ thể tăng cao

Một số người mọc răng khôn còn bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi, nướu sưng tấy và cơ miệng hoạt động không linh hoạt.

Ăn uống không ngon miệng

Răng khôn mọc lên kéo theo những cơn đau nhức âm ỷ, khiến việc ăn uống kém đi, một số người cũng vì vậy mà sụt cân, xuống ký, suy dinh dưỡng…

Hôi miệng

Răng khôn mọc lên là nơi để vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi, rất khó vệ sinh răng miệng, khiến hơi thở có mùi hôi rất khó chịu.

Cách trị móm tại nhà

3. Mọc răng khôn gây ra tác hại gì?

Để biết vì sao răng khôn thường không cần thiết thì hãy xem qua các tác hại của nó như:

3.1 Sưng, đau

Răng khôn mọc lên kéo theo tình trạng sưng tấy và đau đớn âm ỷ ở phần nướu và phần má rất dữ dội.

3.2 Viêm nướu

Phần nướu bao quanh răng khôn dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy và mang đến cảm giác đau đớn. Thậm chí ở một vài người còn kèm theo các triệu chứng như sốt, sưng, hôi miệng… khiến họ mất tự tin.

3.3 Sâu răng, viêm tủy

Răng khôn thường mọc trong cùng của hàm răng nên rất khó vệ sinh hàng ngày. Chưa kể, việc răng khôn mọc ngầm, đâm ngang, khiến vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiễm trùng, sâu răng, viêm tủy…

3.4 Phá hủy các răng kế bên

Một vài trường hợp răng khôn mọc lệch, khiến răng bên cạnh bị lung lay, tiêu xương. Nhẹ hơn thì có thể khiến các răng ấy mọc chen chúc nhau, gây ra tình trạng răng khểnh.

3.5 U nang xương hàm

Răng khôn mọc ngầm có thể khiến viêm nhiễm lan rộng, nướu sưng tấy dữ dội, dẫn đến u nang xương hàm. Từ đó, răng bị tổn thương nặng nề, ảnh hưởng đến hệ thống hệ thống thần kinh.

4. Đang niềng răng mà đau răng khôn có nên nhổ không

Nếu đang niềng răng mà mọc răng khôn, có 2 cách xử lý như sau:

Răng khôn mọc thẳng

Đây là loại răng khôn mọc theo phương thẳng đứng, không gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, có nguy cơ biến chứng thấp, thì sẽ giữ lại, không cần nhổ.

Răng khôn mọc ngang hoặc mọc một nửa

Đây là loại răng khôn mọc xiên xéo, đâm ngang hoặc vẫn còn ẩn sâu dưới hàm, thì cần phải nhổ ngay, để tránh nhiễm trùng và ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể tiếp tục quá trình niềng răng như bình thường.

5. Nên làm gì sau khi nhổ răng khôn?

Cách trị móm tại nhà

Nếu sau khi thăm khám và nhận thấy việc mọc răng khôn gây ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân nhổ bỏ chiếc răng ấy. Sau đó, bạn cần tuân thủ các bước chăm sóc răng miệng sau đây để nhanh chóng hồi phục và tiếp tục quá trình niềng răng:

Rỉ máu

Sau khi nhổ răng, một ít máu sẽ hòa lẫn vào nước bọt khiến nó có màu hồng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế việc khạc nhổ, gây ảnh hưởng tới cục máu đông, mà hãy thay gạc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đau nhức

Sau khi nhổ răng sẽ không tránh khỏi cảm giác đau nhức. Vì thế, hãy uống thuốc kháng sinh và giảm đau theo toa của bác sĩ. Trong 24h đầu, có thể bọc đá vào khăn hay túi vải, rồi chườm lên phần má bên ngoài để giảm đau. 

Sưng bầm

Nếu thấy phần răng khôn vừa nhổ bị sưng và bầm tím, hãy chườm nóng vào phần má bên ngoài để giảm đau, giảm sưng. Tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng 2 – 3 ngày là hết.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Sau khi nhổ răng khôn, hãy để cơ thể nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh trong vòng 1 tuần để không tác động mạnh vào cục máu đông.

Chế độ dinh dưỡng

Trong vòng 1 tuần sau khi nhổ răng khôn, hãy ưu tiên sử dụng các loại đồ ăn mềm, tơi như: Cháo, súp, sữa… Đồng thời, không nên dùng thực phẩm quá nóng, quá lạnh, hay đưa ống hút miệng hay dùng các loại đồ uống có cồn, có chúa cafein.

Tái khám lại

Sau khi kết thúc một tuần dưỡng thương, hãy tái khám lại theo chỉ định của bác sĩ. 

6. Nên niềng răng tại đâu?

Hiện nay, có rất nhiều phòng khám nha uy tín cho bạn tự do chọn lựa. Tuy nhiên, AI Smile luôn được nhiều người tin tưởng vì đây là thương hiệu chỉnh nha được thành lập bởi thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hải (Người có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha và cũng là người tiên phong đưa giải pháp niềng răng trong suốt về Việt Nam).

Tại đây, bạn sẽ được chụp phim X-Quang 3D để phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn sâu trong chân răng và nướu trước khi niềng răng. Nhờ đó, nếu có dấu hiệu mọc răng khôn, các bác sĩ sẽ ngay lập tức can thiệp loại bỏ chiếc răng đó, đồng thời hướng dẫn bạn vệ sinh răng miệng đúng cách, nhằm ngăn chặn ổ viêm lan rộng, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

Chưa hết, với khay niềng răng trong suốt AI Smile, có thể tháo lắp tùy ý, thuận tiện cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng mỗi ngày, bạn không cần lo lắng đang niềng răng mà đau răng khôn có nên nhổ không. Đồng thời, máng niềng được làm nhựa nha khoa, nên vô cùng an toàn cho khoang miệng, nhất là những nơi nhạy cảm như nướu hoặc phần răng khôn bị sưng tấy. 

Như vậy, đang niềng răng mà đau răng khôn có nên nhổ không đã có lời giải đáp. Mong rằng những gì bài viết chia sẻ sẽ giúp cho những người đang và sắp niềng răng có thêm động lực theo đuổi quá trình chỉnh nha đến cùng. Liên hệ ngay số hotline 028 3622 5598 để được tư vấn về gói niềng răng trong suốt với mức giá cạnh tranh nhất thị trường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *