Đối với đa số người, quá trình niềng răng luôn là một trong những chủ đề họ quan tâm hàng đầu. Hiểu rõ quá trình niềng răng diễn ra như thế nào có thể giúp bạn chuẩn bị tinh thần tốt hơn. Thường thì việc trong quá trình niềng răng sẽ kéo dài từ 18 đến 24 tháng và bao gồm nhiều bước khác nhau. Vậy những quá trình niềng răng bao gồm những bước gì? Hãy cùng AI Smile tìm câu trả lời cho câu hỏi này thông qua bài biết bên dưới nhé.
Các bước niềng răng trong suốt diễn ra như thế nào?
Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?
Các bước trong quá trình niềng răng cơ bản bao gồm:
Bước 1: Thăm khám – Chụp film – Đưa ra kế hoạch điều trị
Kiểm trăng răng miệng sơ bộ bằng mắt thường giúp bác sĩ nhận định tình trạng răng hiện tại của bạn như thế nào, để lên phác đồ điều trị thật chuẩn xác.
Một số trường hợp mà theo đánh giá của bác sĩ có thể ẩn giấu bệnh răng miệng. Vì thế, những bệnh nhân ấy sẽ được chụp X-Quang 3D toàn hàm răng để thấy rõ chân răng, từ đó xác định được bệnh răng miệng cần được chữa trị kịp thời, trước khi niềng răng như: Viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,…
Dựa vào kết quả chụp X-Quang và sức khỏe hiện tại của bệnh nhân để lên phác đồ điều trị thật chi tiết. Từ đó, tư vấn cho bệnh nhân về phương pháp, khí cụ và thời điểm thực hiện.
Bước 2: Scan răng – Lấy dấu răng
Sau khi đã điều trị và xử lý khuôn hàm của bạn ở trạng thái ổn định nhất, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để lên kế hoạch sản xuất khay niềng trong suốt.
Chúng tôi sẽ gắn những điểm tạo lực và những nút chặn trên cung răng của bạn giúp cho việc di chuyển răng tối ưu và nhanh nhất có thể. Hướng dẫn giúp bạn cách mang khay, lấy khay thích hợp và dễ dàng nhất.
Bước 3: Nhận khay – Sử dụng khay và Tái khám
Bác sĩ bàn giao bộ khay niềng trong suốt cho bệnh nhân, đồng thời căn dặn cách vệ sinh răng miệng, vệ sinh khay niềng, cách sử dụng khay…
Bệnh nhân thực hiện đeo khay niềng theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ lịch tái khám định kỳ (6 – 8 tháng/lần), để được bác sĩ theo dõi tiến độ và hiệu quả niềng răng, đồng thời có giải pháp xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Bước 4: Hoàn thành – Đeo khay duy trì
Sau khi bệnh nhân hoàn tất thời gian đeo khay niềng, có thể tháo khay xuống và đeo hàm duy trì, để ổn định vị trí mới của răng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân vẫn phải tuân thủ lịch tái khám định kỳ đến khi bác sĩ yêu cầu tháo hàm thì thôi!
Cần lưu ý điều gì trong quá trình niềng răng?
Lưu ý về việc chăm sóc răng miệng
Chăm sóc và duy trì sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong việc duy trì hàm răng khỏe mạnh, đặc biệt là giai đoạn đang niềng răng bởi khi đeo khay niềng việc vệ sinh thời gian đầu sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, nhiều người có thể không tuân thủ đúng cách khiến cho răng bị ố vàng hoặc mắc thêm các vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… trong khi niềng.

Dưới đây là một số hướng dẫn để đảm bảo bạn duy trì sự sạch sẽ và khỏe mạnh của răng miệng trong quá trình niềng răng:
- Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa và bàn chải điện để làm sạch răng miệng.
- Đánh răng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, tập trung vào việc làm sạch mặt ngoài của răng và xoay đều từ trên xuống để loại bỏ thức ăn còn sót lại.
Lưu ý việc đề ăn uống
Trong những ngày đầu sau khi niềng răng, khi bạn chưa quen với khí cụ niềng răng, bạn cũng nên lưu ý đến việc lựa chọn thực phẩm dễ nhai để đảm bảo sự thoải mái và tránh các tình trạng bung mắc cài.
Thực phẩm nên ăn:
- Ưu tiên các món như cháo, súp, sữa, và đồ ăn đã nấu chín kỹ.
- Đối với thịt, cá và trái cây, có thể cắt thành miếng nhỏ để tránh gây ra áp lực lên mắc cài và dây cung.
Thực phẩm nên hạn chế:
- Tránh ăn thực phẩm dai, cứng, hoặc dẻo.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có màu sắc như nghệ, cà ri,…
- Tránh thức ăn có nhiều đường như kẹo mạch nha và bánh mì.
Tham khảo thêm chi tiết về các thực phẩm nên và không nên ăn trong khi niềng răng: Tại đây
Lưu ý trong trường hợp trong quá trình niềng răng mắc cài bị rơi ngoài ý muốn
Nếu bạn vô tình làm rơi mắc cài trong quá trình niềng răng, điều đầu tiên nên làm chính là liên hệ với nha sĩ phụ trách để xin lời khuyên cụ thể cho trường hợp của bạn, đồng thời sắp xếp cuộc hẹn trực tiếp để được thăm khám và điều chỉnh kịp thời.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể đến nha khoa ngay lập tức, đừng lo lắng. Bạn có thể giữ lại mắc cài và làm theo hướng dẫn của nha sĩ. Đồng thời, bạn không nên tự mình cố gắng gắn lại mắc cài bằng bất kỳ cách nào, vì việc tự gắn lại mắc cài sai cách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình chỉnh nha và tăng nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Với những thông tin trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình niềng răng. Trong các giai đoạn của quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ theo lộ trình mà nha sĩ đã đề ra và đặc biệt lưu ý đến việc chăm sóc răng miệng. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng quá trình điều trị diễn ra đúng tiến độ và mang lại kết quả tốt nhất.
Nếu bạn còn những thắc mắc khác liên quan đến chủ đề sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ AI Smile ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé. Tham gia ngay hội nhóm niềng răng tại đây.