Có rất ít trường hợp niềng răng phải đeo hàm duy trì cả đời. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy chính mình trong số hiếm đó, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Không ai muốn niềng răng phải đeo hàm duy trì cả đời. Thậm chí, thời gian niềng răng hay thời gian đeo hàm duy trì càng rút ngắn càng tốt.
Tuy nhiên, sẽ có một số ít trường hợp được chỉ định phải đeo hàm duy trì suốt đời. Thế nên, nếu bạn nằm trong số ít đó, hãy xem qua bài viết dưới đây, để giúp ích cho quá trình đeo hàm đạt được hiệu quả cao.
1. Hàm duy trì là gì?
Sau khi kết thúc quá trình niềng răng là bắt đầu quá trình đeo hàm duy trì để ổn định vị trí mới của răng trên cung hàm. Do đó, hàm duy trì là khí cụ hỗ trợ ổn định và duy trì kết quả sau khi nắn chỉnh nha. Lúc này, hàm răng đã đều đặn và đạt tỷ lệ tương quan khớp cắn chuẩn, nhưng chưa chắc khỏe và ổn định, nên cần có hàm duy trì.
Hàm duy trì thường có 2 loại: Cố định và tháo lắp. Tùy theo lựa chọn của mỗi người mà bạn sẽ sử dụng hàm duy trì là mắc cài hay khay nhựa, cũng có thể là khung cố định. Có thể khẳng định, sau khi niềng răng phải đeo hàm duy trì. Bước này vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua, để tránh xảy ra tình trạng: Răng xô lệch, răng chạy lại vị trí cũ, răng khấp khểnh…
2. Thời gian chuẩn đeo hàm duy trì
Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1 – 3 năm, tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Sau đó là quá trình đeo hàm duy trì:
- Từ 1 – 3 tháng: Dành cho những khách hàng có răng – hàm – nướu chắc khỏe.
- Trong 6 tháng: Dành cho những khách hàng có răng – hàm – nướu yếu
- Cả đời: Dành cho những khách hàng có răng – hàm – nướu rất yếu (Số này rất hiếm).
Thông thường, khách hàng sẽ biết rõ thời gian đeo hàm duy trì của mình kéo dài trong bao lâu ngay sau khi thăm khám và xem phác đồ điều trị của bác sĩ. Chỉ cần tuân thủ chỉ dẫn đeo hàm duy trì của bác sĩ, bạn sẽ có hàm răng đều, đẹp như mong muốn.

3. Niềng răng phải đeo hàm duy trì cả đời trong trường hợp nào?
Thông thường, những trường hợp phải đeo hàm duy trì cả đời rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1 – 2%. Lý do là vì răng và xương hàm của bệnh nhân đó quá yếu, không thể sử dụng khí cụ chỉnh nha được. Chính vì thế, bạn cần đeo hàm duy trì lâu dài theo chỉ định của bác sĩ.
Dù vậy, nếu bạn được chỉ định đeo hàm duy trì cả đời thì cũng đừng hoang mang, lo lắng. Bởi bác sĩ sẽ đưa ra những phương án tiện lợi nhất, nhằm đảm bảo khí cụ nha khoa sẽ không gây ra bất lợi nào cho người sử dụng. Đặc biệt hơn, hàm duy trì vừa giúp ổn định vị trí của răng, vừa giữ được tính thẩm mỹ cao, vừa tạo sự thuận tiện cho việc ăn uống hay vệ sinh răng miệng của khách hàng.
4. Một số lưu ý khi đeo hàm duy trì cả đời
Thông thường, hàm duy trì có thiết kế và cấu tạo không khác gì nhiều so với khí cụ chỉnh nha. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tuân theo một số lưu ý sau đây khi đeo hàm duy trì cả đời, vừa đảm bảo được hiệu quả niềng răng, vừa đảm bảo được tuổi thọ của khay niềng.
4.1 Chuẩn bị tâm lý niềng răng phải đeo hàm duy trì cả đời
Hầu hết khách hàng khi nghe bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì cả đời thì cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục được cảm xúc tiêu cực này bằng các lưu ý sau đây:
- Hàm duy trì có thiết kế và cấu tạo không gây ra bất cứ đau đớn hay khó chịu gì cho khoang miệng.
- Hàm duy trì đảm bảo không gây ra bất cứ trầy xước, tổn thương nào cho mô mềm trong khoang miệng.
- Ưu tiên sử dụng hàm duy trì tháo lắp, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và thuận tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
- Hàm duy trì dùng cả đời phải đảm bảo hiệu quả ổn định răng tốt nhất
- Hàm duy trì phải tạo được cảm giác thoải mái cho người dùng
Vì vậy, bạn không cần căng thẳng khi phải đeo hàm duy trì cả đời, mà chỉ cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để sử dụng loại hàm giả này. Điều này sẽ giúp cho bạn có hàm răng đều, đẹp lâu dài.
4.2 Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì cả đời
Để ngăn ngừa răng xô lệch trở lại, bạn cần đeo hàm duy trì sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Vì thế, để giúp ích cho quá trình đeo hàm duy trì diễn ra tốt đẹp, hãy ghi nhớ một số lưu ý sau đây:
- Mỗi khách hàng cần tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì 24/24, trong 2 – 3 tuần đầu.
- Sau vài lần tái khám định kỳ, tình trạng răng ổn định hơn thì có thể giảm dần thời gian đeo hàm duy trì xuống
- Không nên tự ý tháo gỡ hàm duy trì trong thời gian đầu, cùng không nên tự ý dừng đeo hàm duy trì khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
- Tuân thủ hướng dẫn và thời gian đeo hàm duy trì của bác sĩ.
- Nếu hàm duy trì bị lỏng, bị bong ra… bạn hãy nhanh chóng đến phòng khám nha để được điều chỉnh kịp thời.
Như vậy, khách hàng nên tập làm quen với sự tồn tại của hàm duy trì trong khoang miệng. Điều này sẽ không gây ra bất cứ tổn thương, trầy xước nào cho người dùng. Thậm chí, nếu bạn tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, hiệu quả sau niềng răng còn nhiều hơn cả mong đợi.

4.3 Chú ý vệ sinh răng miệng
Để đảm sức khỏe răng miệng, ngăn chặn các bệnh lý về răng ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chỉnh nha trước đó. Bạn cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày trong khi đang đeo hàm duy trì;
- Đánh răng thường xuyên, đảm bảo sạch sâu cả răng và miệng
- Làm sạch răng ngay sau khi ăn để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, gây sâu răng, làm hư men răng…
- Thường xuyên sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và mùi hôi miệng.
- Thường xuyên vệ sinh hàm duy trì để diệt trừ vi khuẩn, đồng thời nâng cao hiệu quả chỉnh nha.
- Tuân thủ lịch tái khám định kỳ để đảm bảo tình trạng răng miệng luôn ở trong trạng thái tốt nhất
- Điều trị kịp thời bệnh lý răng miệng (Nếu có) để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
4.4 Bảo quản hàm duy trì
Hàm duy trì giúp ích cho người niềng răng giữ được kết quả tốt đẹp sau khi tháo khí cụ chỉnh nha. Chính vì thế, bạn cần biết cách vệ sinh và bảo quản hàm duy trì theo các gợi ý sau đây:
- Không cần tháo hàm duy trì quá nhiều lần, chỉ tháo khi thực sự cần thiết
- Mỗi khi không sử dụng, hãy cất hàm duy trì trong hộp
- Không bọc hàm duy trì trong giấy ăn
- Không chà sát, tẩy rửa hàm duy trì quá mạnh
- Không đặt hàm duy trì trong môi trường có nhiệt độ quá cao
- Làm sạch hàm duy trì bằng bàn chải lông mềm hoặc ngâm trong dung dịch chuyên dụng
- Nếu làm sạch hàm duy trì bằng giấm, thì không nên ngâm quá 5 phút, để tránh chất liệu nhựa nha khoa bị phá hủy
- Nếu hàm duy trì bị hỏng, hãy quay lại phòng khám để đặt làm cái khác
Như vậy, rất ít người niềng răng phải đeo hàm duy trì, nhưng nếu bạn thuộc số ít đó thì đừng bỏ qua. Hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để có quá trình niềng răng và đeo hàm duy trì đạt được kết quả như mong muốn. Hàm răng trở nên đều, đẹp, khiến bạn có nụ cười tươi tắn, tự tin xuất hiện trước đám đông.