Niềng răng mặt trong và những điều cần biết | AI Smile

Niềng răng mặt trong là bước cải tiến mới của niềng răng mắc cài, giúp nâng cao tính thẩm mỹ mà vẫn giữ được hiệu quả chỉnh nha cao, cùng với mức chi phí tốt nhất. Có thể nói, niềng răng mặt trong rất được lòng người tiêu dùng bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống không đạt được. Cũng chính vì thế mà giá thành của phương pháp này cũng cao hơn, nhưng không vì thế mà làm cho loại khí cụ niềng răng này giảm nhiệt. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về phương pháp niềng răng thế hệ mới này. 

niềng răng mặt trong

1. Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong hay còn gọi là niềng răng mặt lưỡi, có cấu tạo và chức năng giống hệt như niềng răng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, dây cung và mắc cài không được lắp ở bên ngoài răng, làm lộ khí cụ chỉnh nha khi cười nói, khiến người dùng mất tự tin. Niềng răng mặt lưỡi được lắp ở bên trong răng, đối diện với lưỡi nên tạo được tính thẩm mỹ cao.

2. Những trường hợp nào cần niềng răng mặt trong?

Niềng răng mặt trong có thể khắc phục được hầu hết các vấn đề của răng thuộc mọi cấp độ, trừ nguyên nhân do hàm:

2.1 Tính thẩm mỹ cao

Nếu bạn cảm thấy kém tự tin khi sử dụng niềng răng mắc cài vì phần mắc cài lộ rõ trên răng mỗi khi cười nói, giao tiếp với người khác, thì niềng răng mặt trong chính là giải pháp. Bằng cách lắp mắc cài và dây cung vào mặt sau răng, đối diện với lưỡi, bạn sẽ không còn sợ ai phát hiện ra mình đang niềng răng. Phương pháp này thích hợp với những ai thường phải giao tiếp hay xuất hiện trước công chúng như: Giáo viên, ca sĩ, diễn viên, diễn giả… 

2.2 Tình trạng hô răng

Hô vẩu là tình trạng hàm trên nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới. Nhiều người hô nặng có thể không khép miệng lại được, đây là dạng khớp cắn sâu, khiến khớp cắn của hai hàm trên dưới không khớp nhau. 

2.3 Tình trạng móm răng

Đây là tình trạng khớp cắn sâu, hàm trên và hàm dưới lệch pha nhau, khiến hàm dưới chìa ra phía trước nhiều hơn so với hàm trên. Từ đó, làm cho gương mặt mất cân đối, nụ cười kém duyên, anh hưởng xấu đến chức năng nhai và phát âm. 

2.4 Tình trạng thưa răng

Răng thưa là tình trạng giữa các răng có khoảng cách, có khe hở, khiến thức ăn dễ dắt vào, làm giảm tính thẩm mỹ và gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Răng thưa vì nhiều lý do như: Do bẩm sinh, do mọc sai vị trí, kích thước xương hàm rộng, do thói quen răng miệng xấu từ khi còn nhỏ…

2.5 Tình trạng răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc chen lấn, xô đẩy nhau trên cung hàm, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười và tỷ lệ cân đối của gương mặt, đồng thời còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thói quen vệ sinh răng miệng của bệnh nhân. Nặng nề hơn, nhiều tình trạng sai lệch nặng sẽ dẫn đến viêm khớp thái dương. 

3. Ưu điểm của niềng răng mặt trong

  • Tính thẩm mỹ cao: Chính vì khi cụ được gắn vào mặt trong răng nên khi cười nói sẽ không dễ bị lộ, thích hợp với những người thường hay giao tiếp hay xuất hiện ở chốn đông người.
  • Hiệu quả chỉnh nha: Có thể khẳng định niềng răng mặt trong mang đến hiệu quả chỉnh nha rất tốt, giúp kéo răng về vị trí đúng trên cung hàm, đảm bảo khớp cắn toàn diện. Đây chính là giải pháp giúp khắc phục các khiếm khuyết của răng từ đơn giản đến phức tạp vô cùng hiệu nghiệm.

4. Khuyết điểm của niềng răng mặt trong

– Khó vệ sinh răng miệng: Vì mắc cài được gắn ở mặt trong răng, ở vị trí mà bàn chải rất khó luồn lách vào, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Vì thế, bạn cần dành nhiều thời gian, đồng thời sử dụng nhiều công cụ để vệ sinh răng miệng hơn như: Bàn chải kẽ, tăm nước, nước súc miệng… để loại bỏ thức ăn thừa giắt vào mắc cài, hay giắt vào giữa các răng. Nếu không sẽ sinh ra hôi miệng, sâu răng, viêm tủy… ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả chỉnh nha.

– Chi phí cao: Chính vì gắn mắc cài và dây cung ở mặt trong khó hơn mặt ngoài, đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, mới có thể kiểm soát được lực kéo, thúc đẩy răng dịch chuyển về vị trí đúng trên cung hàm.

– Tạo cảm giác khó chịu, cộm, cấn: Phần lưỡi dễ cọ sát vào các mắc cài gây ra cảm giác khó chịu, đau rát nhẹ. Để khắc phục, bạn có thể thoa sáp nha khoa vào những vùng thương chịu  tổn thương từ mắc cài.

5. Quy trình niềng răng mặt trong

Để biết được quy trình niềng răng mặt trong có được chuẩn hóa và bài bản hay không, bạn không nên bỏ qua các bước này:

Bước 1: Thăm khám, chụp tổng quát và tư vấn điều trị

Bạn sẽ được chụp phim X-Quang 3D toàn hàm răng để thẩm định tình trạng răng miệng hiện tại, nhằm đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp.

Bước 2: Gắn khí cụ hỗ trợ

Bác sĩ sẽ gắn khí cụ hỗ trợ trước khi gắn mắc cài như: Tách kẽ, lấy dấu có khâu, gắn khâu…

Bước 3: Gắn mắc cài

Sau khi đánh bóng răng, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ banh miệng bằng nhựa để kéo má ra hai bên. Làm khô răng và bôi keo nha khoa lên bề mặt phía trong răng để gắn mắc cài. Dùng ánh sáng quang trùng hợp để làm khô cứng bề mặt răng đã gắn khí cụ niềng răng. Cuối cùng, gắn dây cung lên rãnh mắc cài, đồng thời dùng dây chun nha khoa để cố định lại.

Bước 4: Tuân thủ lịch tái khám định kỳ

Thông thường, lịch tái khám định kỳ của niềng răng mắc cài dày đặc hơn so với niềng răng tháo lắp. Theo đó, cứ sau 3 – 6 tuần, bạn cần quay trở lại phòng khám nha để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi tiến độ, đồng thời thay dây cung, dây chun và tăng lực siết. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, cạo vôi định kỳ, để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bạn.

Bước 5: Kết thúc

Tới một thời điểm nhất định, bác sĩ sẽ tháo mắc cài ra khỏi miệng của bạn, kết thúc quá trình niềng răng. Chuyển sang giai đoạn đeo hàm duy trì để cố định răng ở vị trí mới. 

Nên niềng răng ở bệnh viện hay phòng khám?
Nên niềng răng ở bệnh viện hay phòng khám?

6. Phương pháp nào thay thế cho niềng răng mặt trong?

Mặc dù niềng răng mặt trong đã chinh phục khách hàng suốt nhiều năm qua, nhưng cuộc sống ngày càng tiến bộ, mở ra nhiều sự lựa chọn khác, hoàn hảo hơn cho người chỉnh nha. Và niềng răng tháo lắp, không mắc cài là một ví dụ điển hình.

Niềng răng trong suốt được xem là cuộc cách mạng của ngành chỉnh nha niềng răng, bằng cách sử dụng công nghệ cao để làm ra hàm răng giả có kích thước, tỷ lệ giống hệt với hàm răng của mỗi bệnh nhân. Sau đó, in ra khay niềng bọc răng bằng nhựa dẻo nha khoa, tác động lực thích hợp lên từng chiếc răng. Sau 2 tuần, bệnh nhân thay khay mới để gia tăng lực siết. 

Phương pháp này đã được chứng minh mang đến hiệu quả chỉnh nha cao mà không cần phải tái khám định kỳ nhiều lần. Đồng thời có thể tùy ý tháo lắp khay niềng ở bất cứ đâu để thuận tiện hơn trong ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, chất liệu nhựa trong suốt trông như vô hình trên răng, có thể tạo được tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng. Cũng chính vì sở hữu quá nhiều lợi thế, nên niềng răng trong suốt thường có mức giá dao động từ 80 – 100 triệu đồng/tháng, chưa phù hợp với mức thu nhập trung bình của đa số người Việt Nam.

Sau cùng, niềng răng mặt trong thực sự là giải pháp chỉnh nha tuyệt với giúp khắc phục các khuyết điểm của răng và khớp cắn hiệu quả. Tuy nhiên, niềng răng trong suốt có thể thay thế được, bởi khay niềng được làm bằng nhựa dẻo, an toàn cho khoang miệng và không gây ra bất cứ đau đớn, tổn thương nào. Nếu chi phí cho niềng răng trong suốt thực sự là vấn đề đối với bạn, vậy thì đừng bỏ qua số hotline 028 3622 5598 để được AI Smile tư vấn trực tiếp. Bởi đây là thương hiệu niềng răng trong suốt có mức giá cạnh tranh nhất thị trường Việt Nam, chỉ từ 29 triệu đồng trở lên. Nhanh tay lên, vì AI Smile đang có chương trình khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho bạn! 

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM

Trung tâm Nha Khoa Sydney Quận 10:
https://maps.app.goo.gl/LhK3dRtC8u6FDvDy5

Trung tâm Sydney Top Dental Quận 1
https://maps.app.goo.gl/Y5NJL1Q19dDGh7ae8

Trung tâm Navii
https://maps.app.goo.gl/5VErjASoTSaxBTDX8