Niềng răng ăn thịt được không? là câu hỏi được rất nhiều người đang và sắp chỉnh nha quan tâm. Bởi thịt là nguồn cung cấp chất đạm cho cơ thể có đủ năng lượng hoạt động. Nếu bạn muốn biết niềng răng ăn thịt được không thì không nên bỏ qua bài viết này.

Bởi đây là điều mà bất cứ người sắp hoặc đang chỉnh nha nào cũng muốn biết. Thịt là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, không những giúp no bụng mà còn giúp tăng hiệu suất hoạt động cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt của hàm răng người chỉnh nha mà một số người không muốn ăn thịt trong giai đoạn đeo khí cụ. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào? Có lẽ nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về điều này.
1. Niềng răng ăn thịt được không?
Có rất nhiều loại thịt được sử dụng trong bữa cơm hàng ngày như: Thịt gà, thịt bò, thịt heo… Mỗi loại có hương vị và giá trị dinh dưỡng khác nhau, có thể chế biến thành nhiều món ngon, cung cấp năng lượng cho mọi người hoạt động hiệu quả suốt cả ngày.
Tuy vậy, đa số các loại thịt đều dai, nhiều xương và nhiều sợi nhỏ nên khiến người niềng răng e dè khi sử dụng. Vậy niềng răng ăn thịt được không? thì câu trả lời là: “Có!”
Chỉ cần cắt nhỏ hoặc xé nhỏ thịt ra, chế biến thành các món mềm, dễ nhai, dễ nuốt… như: Súp, canh, thịt hầm thì người niềng răng đã có thể yên tâm sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý cách lựa chọn phần thịt để ăn, như: Không nên dùng các phần thịt dai, cứng, nhiều xương (cổ và cánh), bởi các phần này đòi hỏi người ăn phải dùng lực nhai mạnh để gặm, dẫn đến nguy cơ bị bung mắc cài hoặc khiến răng chạy sai vị trí.
Như vậy, bạn có thể ăn thịt mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, không nên kiêng khem quá nhiều để hạn chế thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sau khi ăn các món có thịt, bạn nên vệ sinh răng sạch sẽ, để tránh để vụn thịt mắc vào kẽ răng hay mắc cài, sinh ra mảng bám, sâu răng, hôi miệng. Bằng cách sử dụng máy tăm nước, kết hợp nước súc miệng, chỉ nha khoa… để gia tăng khả năng làm sạch răng miệng.
2. Niềng răng không nên ăn món gì?
Để tránh làm tổn thương răng và khí cụ nha khoa, phá hoại kết quả chỉnh nha, người niềng răng nên tránh ăn những món sau đây:
2.1 Món quá cứng hay quá dai
Những món quá cứng hay quá dai, đòi hỏi người ăn phải dùng lực để cắn xé nhiều, gây tổn hại đến răng. Trong khi người đang niềng răng có hàm răng rất yếu, bởi răng đang phải chịu lực siết tác động. Do đó, nếu người niềng răng dùng đồ ăn cứng, sẽ dễ làm bung mắc cài, gây ra cảm giác đau đớn, ê ẩm.
2.2 Món quá dẻo hay quá dính
Những món quá dẻo hay quá dính như: Bánh chung, bánh dày, bánh dẻo, kẹo cao su, caramen… sẽ kéo răng đi lệch hướng, làm tổn thương và nướu, phá hỏng kết quả chỉnh nha. Chưa kể, nó còn làm cho dây cung bị cong hoặc bị bung ra khỏi răng, khiến bệnh nhân phải đến phòng khám để làm lại, gây tốn kém chi phí.

2.3 Các chất kích thích
Các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá… không chỉ làm mòn men răng, khiến răng xỉn màu, mà còn khiến chân răng yếu đi, làm giảm sức khỏe răng miệng.
3. Niềng răng nên ăn món gì?
Nhằm đảm bảo cơ thể đầy đủ dinh dưỡng để có đủ sức khỏe trải qua quá trình niềng răng một cách tốt đẹp, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha, bạn nên chú trọng sử dụng những loại thực phẩm sau đây:
Các món lỏng, ít mảnh vụn
Các món như: Súp, cháo, khoai tây ninh nhừ, thịt kho, thịt hầm… không chỉ dễ ăn, dễ nhai, dễ nuốt mà còn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, giảm áp lực lên răng.
Các món sữa và các chế phẩm từ sữa
Trứng và sữa là những loại thực phẩm giàu vitamin, protein, canxi, kẽm… đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Hơn nữa, hai loại này còn rất mềm và xốp, thích hợp cho người có răng yếu.
Các món rau, củ, quả
Rau, củ, quả luộc hoặc nước ép trái cây là nguồn thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, người niềng răng cũng không thể bỏ qua.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng và giảm cảm giác đau nhức, khó chịu khi mới niềng răng. Vì vậy, người chỉnh nha nên chia nhỏ lượng nước ra để uống nhiều lần trong ngày, thay vì uống nhiều nước cùng lúc, cũng không nên đợi khát mới uống, nhằm tránh làm cơ thể mất nước một thời gian dài.
4. Một số lưu ý cho người niềng răng khi ăn uống
Bên cạnh danh sách những thực phẩm mà người niềng răng nên ăn và không nên ăn, bạn cũng cần lưu ý một số điều như sau:
Cắt, xé thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ
Cắt xé thức ăn thành nhiều miếng nhỏ, giúp người niềng răng hạn chế tác động vào mắc cài. Từ đó, tránh tình trạng bung sứt mắc cài, dây cung, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chỉnh nha, đồng thời gây tốn kém chi phí vì phải đặt hàng làm lại khí cụ.
Không dùng răng để cắn, xé thức ăn
Hãy ưu tiên cho thực phẩm mềm, tốt cho người đang niềng răng, đồng thời loại bỏ những phẩm đòi hỏi phải cắn xé quá nhiều. Bên cạnh đó, chân răng đang trong quá trình dịch chuyển chưa thực sự ổn định, nếu người ăn phải cắn xé quá nhiều sẽ khiến răng bị xô lệch.
Ăn nhai chậm rãi, từ tốn
Nhai chậm sẽ giúp răng của người niềng răng được an toàn, không bị xô lệch. Đồng thời, khiến cho bạn không bị nghẹn hay mắc các bệnh về tiêu hóa. Mặt khác, dây cung và mắc cài khá sắc bén, nên nếu ăn quá nhanh sẽ khiến khí cụ nay bung ra, cọ sát vào khoang miệng và nướu, gây kích ứng và tổn thương cho niêm mạc.

Uống nhiều nước trong khi ăn
Khi ăn, hãy uống nhiều nước, hoặc húp nước canh, để giảm khô miệng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Đặc biệt, người niềng răng cần tránh xa nước đá. Tuy vậy, trong những ngày hè nóng bức, bạn có thể uống nước lạnh không đá, hoặc ngậm đá để giảm đau sau mỗi lần siết mắc cài, nhưng không được nhai hay cắn đá lạnh. Điều này sẽ giúp cho khung răng không bị ảnh hưởng và cảm giác ê buốt lan tỏa. Bởi đây là thủ phảm khiến kho khí cụ niềng răng bị hư hại nhanh chóng nhất.
5. Một số lưu ý cho người niềng răng khi vệ sinh răng miệng
So với người dùng khay trong, những người dùng mắc cài sẽ khó vệ sinh răng miệng hơn. Vì vậy, bạn phải chải răng thật kỹ và cẩn thận, nhất là trong giai đoạn niềng răng, để tránh hàm răng bị ảnh hưởng, phá hỏng kết quả chỉnh nha.
Người niềng răng cũng nên tận dụng máy tăm nước, nước súc miệng và chỉ nha khoa để gia tăng khả năng làm sạch hàm răng, không lưu lại mảng bám hay mùi hôi trong miệng. Song song đó, bạn cần đảm bảo đánh răng 2 lần/ngày để răng miệng sạch sẽ và hơi thở thơm mát.
Sau cùng, bài viết đã trả lời được cho câu hỏi: “Niềng răng ăn thịt được không?”. Đây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, giúp gia tăng năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, nên không thể bỏ qua khi niềng răng. Tuy nhiên, để thịt có thể dễ sử dụng và không làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như kết quả niềng răng, bạn cần học cách chế biến thịt sao cho mềm, nhừ, dễ nhai, dễ nuốt khi đưa vào miệng. Quan trọng hơn cả, là bạn cần biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi ăn để tránh thức ăn thừa đọng lại, làm hư men răng.