Niềng răng ăn bánh tráng trộn được không?

Niềng răng ăn bánh tráng trộn được không? có lẽ là điều mà rất nhiều bạn trẻ thời nay muốn biết. Bởi đây là món ăn vặt rất được ưa chuộng. Một trong những món ăn vặt đường phố được nhiều bạn trẻ trong nước ưa chuộng, không  thể không nhắc tới bánh tráng trộn.

niềng răng ăn bánh tráng trộn được không

Với hương vị đặc trưng, hòa quyện giữa sự dai dai, dẻo dẻo của bánh tráng cùng rất nhiều topping thơm ngon khác như: Mỡ hành, hành phi, trứng cút, khô bò, rau răm, nước sốt tắc, bơ… đã làm dậy sóng cộng đồng ăn vặt suốt một thời gian dài. Tuy vậy, nhiều người cho rằng món này không phù hợp với người niềng răng. Song song đó, cũng không ít người thèm món bánh tráng trộn. Vậy thực hư điều này là như thế nào? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết bên dưới nhé!

1. Niềng răng ăn bánh tráng trộn được không?

Trong quá trình niềng răng, do chịu ảnh hưởng của lực kéo từ khí cụ, mà răng của người niềng thường yếu hơn người bình thường. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng trong quá trình ăn uống, để không ảnh hưởng đến hiệu quả và tiến độ chỉnh nha, đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Trong khi đó, bánh tráng là món ăn vặt phổ biến, được nhiều người ưa chuộng vì hương vị đặc trưng. Bánh tráng nếu nhúng vào nước sẽ dẻo và dai, đòi hỏi người ăn phải dùng lực nhai nhiều, có nguy cơ khiến răng chạy sai vị trí. Còn nếu bánh tráng đem phơi khô rồi nướng lên, sẽ giòn tan, khi cắn sẽ vỡ vụn thành nhiều miếng trong miệng. Đồng thời khi nhai sẽ khiến răng bị tác động mạnh, dễ làm cho mắc cài và dây cung bị bong ra. Chưa kể, những mảnh vụn của bánh tráng dễ dính vào mắc cài và kẽ răng, sẽ khiến bạn khó vệ sinh răng miệng.

Chính vì thế, bánh tráng là món ăn kiêng kỵ đối với người niềng răng, nhằm hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến tiến độ và hiệu quả chỉnh nha.

2. Niềng răng không nên ăn món nào?

Để đạt được kết quả niềng răng như mong muốn, bạn cần chú trọng trong việc ăn uống, để tránh gây chấn động đến răng đang yếu và khớp cắn còn mềm. Sau đây sẽ là một vài món ăn mà bạn nên hạn chế như:

Kẹo cứng và dính

Khi răng phải nhai kẹo cứng hoặc dính, sẽ làm cho cơ hàm chấn động mạnh. Đồng thời làm cho khí cụ nha khoa bị tách rời ra khỏi răng, bị hỏng hoặc bị biến dạng. Vì thế, hãy hạn chế hoặc kiêng sử dụng trong suốt quá trình niềng răng, bạn nhé!

Kẹo cao su

Nhai kẹo cao su sẽ giúp bạn tăng tiết nước bọt và loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng. Tuy nhiên, đối với người niềng răng, kẹo cao su lại là một mối đe dọa, bởi nhai kẹo cao su thường xuyên có thể làm dây cung và mắc cài bị hỏng, thậm chí còn khiến cho răng chạy sai vị trí. Điều này sẽ giúp cho thời gian niềng răng của bạn lâu hơn dự kiến, bởi bạn sẽ phải mất thời gian để niềng răng lại, thậm chí là mất nhiều chi phí hơn để đặt hàng gia công lại khí cụ chỉnh nha. 

Răng khểnh có nên niềng không hay là nhổ - AI Smile
Răng khểnh có nên niềng không hay là nhổ – AI Smile

Bánh quy cứng

Bánh quy cứng là mối hiểm họa, nhưng bánh quy mềm lại được khuyến khích dùng cho người niềng răng. Bởi bánh quy cứng có thể khiến răng nhai mạnh hơn, dễ bị bung mắc cài và khiến răng chạy sai vị trí. 

Các loại hạt cứng

Các loại hạt cứng là loại thực phẩm có hại cho răng và cơ hàm của người chỉnh nha. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn hấp thụ chất béo lành mạnh hoặc protein của các loại hạt, thì có thể đem hạt say ra sữa hạt hoặc thay thế bằng bơ hạt.

Rau củ sống

Rau của quả tươi sống rất giàu vitamin và chất xơ, tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, người niềng răng có thể luộc rau hoặc ăn các loại củ, quả mềm để tránh làm mất chất trong cơ thể.

Bắp rang

Bắp răng có tính chất khá cứng, nên nếu cắn bằng răng cửa hoặc răng hàm đang yếu, thì dễ bị trật hoặc bị gãy răng. Chính vì thế, để đảm bảo, bạn không nên ăn bắp răng, mà chỉ nên ăn bắp luộc hoặc bắp xào. Theo đó, bạn không nên dùng răng cửa để ăn bắp, mà nên sẵn bắp ra khỏi lõi rồi mới ăn, hoặc chế biến theo ý thích. 

Nước uống có gas

Các loại nước uống có gas chứa nhiều axit và đường, là hai nguyên nhân chính gây sâu răng, mảng bám và hôi miệng. Ngoài ra, có không ít loại nước giải khát chứa chất kết dính, khiến các mắc cài bị hư hại, tác động không nhỏ đến kết quả niềng răng. Cũng vì vậy mà răng yếu đi trông thấy.

Đá lạnh

Răng của người niềng vốn đã yếu, nếu phải nhai đá lạnh sẽ khiến răng và hàm bị chấn động, gây ra tình trạng ê buốt nặng. Một số người còn có men răng mòn đi trông thấy. Chưa kể đây còn là nguyên nhân hủy hoại mắc cài và làm nứt răng. 

3. Một số lưu ý cho người niềng răng khi ăn

Để người niềng răng an toàn trong bữa ăn, cũng như thưởng thức được vị ngon của các món ăn, dưới đây sẽ là một vài lưu ý nhỏ:

3.1 Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ

Chỉ cần cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ sẽ giúp giảm áp lực nhai lên răng, đồng thời hạn chế tác động vào mắc cài. Từ đó, giúp giảm nguy cơ làm hỏng mắc cài của người niềng răng. Ví dụ:

  • Đối với bắp: Dùng dao cắt rời hạt bắp khỏi lõi
  • Đối với táo: Dùng dao cắt táo thành từng lát để ăn, tránh gây đau cho răng hoặc làm hỏng khí cụ chỉnh nha.
  • Đối với các loại thức ăn khác: Để cho dễ nhai và dễ nuốt, bạn nên cắt nhỏ hoặc tách thành từng miếng nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau và bảo vệ răng khỏi bị hư hại. 
Niềng răng lệch khớp cắn bao nhiêu tiền?
Niềng răng lệch khớp cắn bao nhiêu tiền?

3.2 Hạn chế dùng răng cắn xé thức ăn

Những người đang trong giai đoạn niềng răng, có răng dễ dịch chuyển và chưa ổn định. Do đó, nếu dùng lực để cắn xé thức ăn sẽ làm răng bị xô lệch, ảnh hưởng xấu đến quá trình chỉnh nha. 

Ăn từ tốn và chậm rãi

Nhai chậm sẽ giúp người niềng răng tránh được những cơn đau khi dùng đồ ăn ngon, đồng thời giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, mắc cài và dây cung đều là những khí cụ sắc bén, dễ dàng cọ vào má niêm mạc và gây ra những vết lở loét. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng cho người niềng răng. 

Uống nước nhiều khi ăn

Khi ăn nên uống nước để giảm khô miệng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước đá vào ngày hè hoặc ngậm đá lạnh để giảm đau nhức sau mỗi lần siết mắc cài. 

Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên uống nước lạnh, nhai hay cắn đá lạnh, bởi nó ảnh hưởng xấu đến khung răng và khiến răng ê buốt. 

Như vậy, niềng răng ăn bánh tráng trộn được không? đã có câu trả lời. Bởi đây là món ăn mang đến hương vị thơm ngon, độc đáo cho người dùng. Tuy nhiên, đây không phải là món ăn được khuyến khích cho người niềng răng, bởi nó ảnh hưởng xấu đến việc dịch chuyển của răng và vệ sinh răng miệng hàng ngày của người niềng. Để được tư vấn thêm về dịch vụ chỉnh nha, xin quý vị vui lòng liên hệ cho AI Smile theo số hotline 028 3622 5598 để được hướng dẫn tận tình. 

 

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM

Trung tâm Nha Khoa Sydney Quận 10:
https://maps.app.goo.gl/LhK3dRtC8u6FDvDy5

Trung tâm Sydney Top Dental Quận 1
https://maps.app.goo.gl/Y5NJL1Q19dDGh7ae8

Trung tâm Navii
https://maps.app.goo.gl/5VErjASoTSaxBTDX8