Niềng răng ăn bánh mì được không? Là câu hỏi được rất nhiều người đã và đang chỉnh nha quan tâm, bởi bánh mì là món ăn quen thuộc của người Việt. Niềng răng ăn bánh mì được không? Là thắc mắc của nhiều người chỉnh nha. Bởi mọi người thường gặm bánh mì bằng răng cửa và dùng lực răng hàm để nhai hết sức, do đó khả năng cao là ảnh hưởng đến mắc cài và làm răng chạy lại. Tuy nhiên, điều này có đúng hay không, hãy cùng xem qua ý kiến của chuyên gia trong bài viết dưới đây.
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng khí cụ nha khoa để tác động lực siết lên răng, khiến răng dịch chuyển. Từ đó đạt được mục đích thẩm mỹ, đồng thời bảo toàn được chức năng ăn nhai, phát âm và phòng chống các bệnh răng miệng, dạ dày…
Hiện nay, có rất nhiều loại khí cụ chỉnh nha, cho bạn thoải mái lựa chọn như: Dây cung – mắc cài, hệ thống nắp trượt tự động, khay niềng răng trong suốt… Mỗi loại đều có ưu nhược điểm và giá thành chênh lệch khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, năng lực tài chính và nhu cầu của mỗi người mà bạn sẽ được bác sĩ tư vấn dùng phương pháp chỉnh nha phù hợp.
Thông thường, thời gian niềng răng kéo dài từ 18 – 24 tháng. Thông qua khí cụ, các vấn đề về hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh… đều được khắc phục. Ngoài ra, thời gian niềng răng ngắn hay dài còn phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe răng miệng, phương pháp chỉnh nha và kỹ thuật niềng răng của bác sĩ.
2. Các loại bánh mì thường dùng
- Bánh mì ổ: Đây là loại bánh mì ưa thích của đa số người Việt Nam, với chất bánh dai và giòn, nên thường được dùng kèm với các loại nhân khác nhau như: Thịt nạc, thịt ba rọi, thịt heo quay, chả lụa, chả bò, dưa leo, cà chua, trứng…
- Bánh mì sandwich, hamburger, bánh mì ngọt: Đây là các loại bánh mì mềm, có thể ăn kèm với các loại nhân để làm nên hương vị đặc trưng, thơm ngon.

3. Niềng răng ăn bánh mì được không?
Ổ bánh mì thường dai và giòn, cần có hàm răng chắc khỏe để cắn xé được bánh mì và thịt, để nhai và nuốt. Đặc biệt, bạn cần răng cửa chắc chắn sẽ cắn xé bánh mì thành từng miếng một.
Tuy nhiên, người niềng răng sẽ gặp khó khăn hơn khi ăn bánh mì. Bởi sự tồn tại của khí cụ trong miệng sẽ gây ra không ít khó khăn, vướng víu cho người dùng. Chưa kể, răng và xương hàm của niềng răng thường khá yếu, nên việc phải dùng lực để cắn, xé và nhai bánh mì là không được khuyến khích.
Vì vậy, nếu quá thèm bánh mì, hãy cắt nhỏ thành từng miếng để dùng. Hoặc bạn có thể thay thế bằng các loại bánh mì mềm như: Sandwich, bánh mì ngọt… Tất nhiên, bạn cũng cần xé nhỏ thành từng miếng để nhai. Nhờ vậy, răng cửa sẽ bị giảm tác động, giúp quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp hơn. Sau khi ăn, hãy vệ sinh răng miệng thật kỹ, tránh để vụn bánh mì hoặc thức ăn thừa dính vào kẽ răng hay vào mắc cài, khay niềng, gây sâu răng và hôi miệng.
4. Những thực phẩm cần tránh khi niềng răng
- Người niềng răng không nên dùng đồ ăn cứng, để tránh lực nhai quá mạnh, khiến răng chạy sai vị trí và làm hỏng khí cụ niềng răng.
- Không nên ăn đồ giòn: Khoai tây chiên, bỏng ngô, gà rán…
- Không nên ăn đồ dẻo, dai, dễ dính mắc vào răng như: Bánh dày, bánh nếp, bánh mì dai cứng…
- Không nên ăn các món cần nhai nhiều: Thịt bò, bắp ngô luộc
- Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh như: Lẩu, kem, đá viên, đá bào, sữa chua…
- Không nên dùng chất kích thích như: Thuốc lá, rượu, bia… bởi nó khiến cho răng và mắc cài đổi màu, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến tốc độ lành của răng niềng.
5. Cách vệ sinh răng miệng cho người niềng răng
- Chải răng thường xuyên, tối thiểu 2 lần/ngày
- Kết hợp bàn chải thường và bàn chải rãnh, bàn chải kẽ để làm sạch vụn thức ăn dính vào kẽ răng
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến mắc cài
- Nên sử dụng thêm tăm nước để tăng khả năng làm sạch răng, đồng thời hạn chế được nguy cơ sâu răng và hôi miệng

6. 7 Mẹo khiến người niềng răng ăn uống dễ dàng hơn
Để quá trình ăn uống được diễn ra dễ dàng, người niềng răng nên chú ý vào 7 mẹo ăn uống sau đây:
Cắt nhỏ thức ăn
Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ để người niềng răng dễ nhai hơn, tránh tác động vào mắc cài hay răng đang dịch chuyển.
Không dùng răng xé thức ăn
Nên hạn chế dùng thức ăn mà phải cắn xé quá nhiều như: Thịt gà, thịt bò… bởi chân răng niềng đang di chuyển chậm và chưa ổn định. Lực cắn xé theo các chiều khác nhau sẽ khiến răng bị xô lệch, chân răng đau nhức.
Ăn chậm
Dây cung và mắc cài là những nguyên nhân gây ra những tổn thương cho khoang miệng, do cọ sát vào lưỡi, má và niêm mạc, gây ra những vết lở loét, nhiệt miệng. Tình trạng này rất thường gặp, nên đòi hỏi người niềng răng phải ăn chậm, nhai kỹ. Điều này không chỉ giúp giảm tác động lên răng mà còn giảm thiểu các bệnh về dạ dày.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp bạn thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra suôn sẻ hơn. Chú ý uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ thường, hạn chế dùng nước lạnh.
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng
Sau khi ăn khoảng 30 phút, trên răng vẫn còn mảng bám và thức ăn thừa. Đặc biệt, những người sử dụng mắc cài cố định sẽ gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Chính vì thế, bạn cần vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để tăng khả năng làm sạch răng.
Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ càng, không đúng cách, sẽ khiến răng bị sâu và nướu bị viêm. Từ đó, quá trình niềng răng sẽ bị chậm tiến độ hoặc bị gián đoạn, tùy từng trường hợp.
Như vậy, niềng răng ăn bánh mì được không? Đã có câu trả lời. Bác sĩ không khuyến khích dùng món này trong khi đang niềng răng, nhưng nếu bạn vẫn muốn dùng thì hãy biết cách xử lý nó, sao cho phù hợp với tình trạng răng miệng hiện tại của mình. Vì vậy, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến niềng răng, xin vui lòng liên hệ cho AI Smile theo số hotline 028 3622 5598 để được tư vấn miễn phí.