Thông thường sau khi hoàn tất quy trình niềng răng, đội ngũ bác sĩ tại AI Smile sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Bạn có quan tâm về chủ đề niềng răng nên ăn gì và hạn chế những gì không? Nếu có thì bài viết này chính là câu trả lời hoàn hảo cho bạn đấy, đừng bỏ lỡ những thông tin chi tiết bên dưới nhé.
Niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Vì sao nên chú ý đến chế độ ăn khi niềng răng?
Trong quá trình chỉnh nha, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và đúng cách đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu các vấn đề không mong muốn như bung mắc cài, đứt dây cung, hoặc tình trạng ố màu thun buộc, xỉn màu răng. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo hiệu quả cuối cùng, đồng thời đảm bảo thời gian niềng răng diễn ra theo kế hoạch.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, việc chưa quen với các dụng cụ có thể gây chấn thương nhẹ, như chảy máu vùng má, nướu và làm cho hoạt động ăn uống trở nên không linh hoạt. Vì vậy, việc lựa chọn các thực phẩm thích hợp sẽ giảm bớt tần suất nhai và giúp hạn chế tác động đối với răng, từ đó giảm đau hiệu quả.
Thêm vào đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp còn đảm bảo bạn hấp thu đầy đủ dưỡng chất, ngăn chặn tình trạng sụt cân, hóp má và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và dạ dày.
Những thực phẩm, món ăn dành cho người niềng răng
Đồ ăn mềm cho người niềng răng
Thực phẩm như cháo, súp, bún, phở, ngũ cốc chín mềm là lựa chọn tốt trong danh sách món ăn cho người niềng răng, vì chúng không đòi hỏi quá nhiều sức trong việc nhai và nuốt. Đồng thời, thức ăn này cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tránh tình trạng suy nhược.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Bạn có thể thoải mái tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa như bánh, phô mai, bơ mềm, sữa chua, vì chúng không tạo áp lực quá lớn lên răng và hàm. Đồng thời, chúng cung cấp dinh dưỡng quan trọng và không gây đau nhức cho răng.
Món ăn từ trứng
Trứng và các món ăn như bánh flan, bánh bông lan từ trứng giàu Vitamin D, giúp tăng cường sức kháng cho răng và hàm. Điều này giúp bạn duy trì chế độ ăn uống bình thường mà không gặp khó khăn do đau răng.
Rau củ và trái cây mềm
Rau củ và trái cây cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và không gây cảm giác đau khi nhai. Nếu răng vẫn đang đau và bạn không thể nhai, bạn có thể uống nước ép hoặc sinh tố từ trái cây và rau củ để bổ sung dưỡng chất.
Các loại ngũ cốc dinh dưỡng
Các thực phẩm như lúa mì, đậu hủ, sandwich, được xem là một trong những đồ ăn mềm cho người niềng răng. Chúng dễ nhai và phù hợp với tình trạng niềng răng. Ngoài ra, các loại ngũ cốc dinh dưỡng cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là tinh bột, giúp bạn có đủ năng lượng cho một ngày dài.
Các loại thịt và hải sản
Thịt và hải sản là các nguồn thực phẩm không thể thiếu, giúp bệnh nhân duy trì cân nặng và cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, chúng giàu protein. Nếu bạn không thể nhai trong những ngày đầu khi mới niềng răng, bạn có thể cắt nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn để nấu chung với cháo hoặc súp.
Những thực phẩm, món ăn người niềng răng nên hạn chế
Các loại thực phẩm cứng
Nhai các thực phẩm cứng như kẹo cứng, xương, đá lạnh,… có thể tạo áp lực lớn lên răng, mắc cài và dây cung, gây ra răng nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ dịch chuyển răng và rủi ro gãy mắc cài và dây cung.
Thực phẩm có tính dẻo, dính
Đây có thể coi là “kẻ thù” của niềng răng bởi việc nhai thực phẩm có tính dẻo, dính như bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo, kẹo cao su, trân châu,… đòi hỏi răng hàm phải làm việc mạnh và liên tục. Điều này có thể làm tăng đau nhức và, theo thời gian, các loại thực phẩm này có thể bám vào mắc cài và rất khó vệ sinh. Hơn nữa, chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Các loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng
Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu, kem, đá viên, thức uống lạnh,… có thể gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức răng. Do trong giai đoạn này, răng đang chịu tác động kéo từ hoặc chèn từ khay niềng, nên chúng trở nên yếu và nhạy cảm hơn.
Các loại thực phẩm giòn, nhiều mảnh nhỏ
Hạn chế ăn món ăn giòn, vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim,… vì những mảnh thức ăn nhỏ có thể bám vào mắc cài hoặc các khoảng trống giữa răng mà bạn có thể bỏ sót khi vệ sinh, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng kéo dài và làm giảm hiệu quả của quá trình chỉnh nha.
Bánh kẹo và thực phẩm chứa nhiều đường
Các thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhanh,… chứa nhiều tinh bột và đường có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng hoặc gây ra các bệnh lý răng miệng.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về câu hỏi niềng răng nên ăn gì, cũng như là niềng ăn không nên ăn gì. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với AI Smile để nhận được sự tư vấn chi tiết hơn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật những thông tin chính xác nhất về chủ đề chăm sóc răng miệng nhé.