Khớp cắn ngược (reverse bite) là một trong những dạng sai lệch khớp cắn có ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng mỗi người. Vậy khớp cắn ngược là gì? Đâu là nguyên nhân và cách nhận biết khớp cắn ngược? Cùng AI Smile khám phá nhé.
Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược (reverse bite) hay còn gọi là móm là tình trạng mất cân đối trầm trọng của cả 2 hàm trên và dưới. Dấu hiệu dễ nhận biết ở người bị khớp cắn ngược là xương hàm dưới phát triển dài, đưa ra phía trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào bên trong. Khớp cắn ngược (reverse bite) tác động xấu tới cử động của hàm có thể gây biến dạng cho gương mặt.
Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược
Theo các chuyên gia, tình trạng khớp cắn ngược có thể do 3 nguyên nhân sau đây gây ra
Khớp cắn ngược do răng
Thông thường, cắn ngược do xương được hiểu là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen xấu làm trượt hàm sang bên như đẩy lưỡi, mút tay, bú bình,…Những điều đơn giản tưởng chừng vô hại nhưng đều tiềm ẩn nguy cơ khiến xương hàm bị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cấu tạo xương hàm của trẻ từ khi còn nhỏ.
Khớp cắn ngược do xương hàm
Khớp cắn ngược trong trường hợp này được cho là xương hàm trên kém phát triển trong khi xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc do dị tật ở khe hở trên vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và độ phủ về phía trước. Cuối cùng, làm cho răng cửa hàm trên không thể che phủ hàm dưới như bình thường.
Khớp cắn ngược do các yếu tố khác
Theo nhiều thống kê cho thấy, người bị khớp cắn ngược còn có nguy cơ cao do yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và cấu trúc sắp xếp của răng một cách bình thường. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu trong đời sống như chống cằm, nhai một bên má, nằm nghiêng,…cũng ảnh hưởng đến việc sai lệch khớp cắn hoặc do chấn thương, ảnh hưởng của các khối u,…
Tác hại của khớp cắn ngược là gì
Người bị khớp cắn ngược nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng khó lường. Dưới đây là 4 tác hại của khớp cắn ngược bạn cần nên biết
Mất thẩm mỹ cho gương mặt
Khớp cắn ngược làm cho phần cằm của người bệnh nhô ra phía trước, thiếu cân đối thâm chí già hơn so với tuổi. Điều này có thể khiến bệnh nhân gặp phải một số vấn đề tâm lý như lo lắng, tự ti, hạn chế trong giao tiếp.
Nguy cơ sâu răng
Việc mất cân đối với hàm trên và hàm dưới không những gây cản trở trong quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày mà còn dễ dẫn đến tình trạng tổn thương đối với men răng. Đây là nguyên nhân dễ khiến nguy cơ sâu răng tăng cao ở người bị khớp cắn ngược nhất
Khó thở hoặc ngáy to khi ngủ
Những người bị khớp cắn ngược khi ngủ thường cảm thấy khó thở, thở bằng miệng hoặc ngáy to khi ngủ. Đây cũng là tình trạng chung khi hàm trên nhỏ bất thường và đường thở của người bệnh cũng vì thế bị cản trở gây nên những hiện tượng vừa nêu.
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Các khớp cắn không khít nhau làm cho việc cắn xé thức ăn của hàm trở nên khó khăn và bất tiện hơn hết. Người bệnh sẽ có xu hướng biếng ăn hoặc ăn mất ngon, việc này có thể gây ảnh hưởng cả tới dạ dày và sự phát triển thể chất người bị khớp cắn ngược.
Khó khăn trong phát âm và giao tiếp
Biến chứng chứng của khớp cắn ngược có thể khiến người bệnh phát âm không rõ từ ngữ, nói nuốt âm, thậm chí nói lắp, nói ngọng,…
Cách phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ em.
Ở nhiều trường hợp, trẻ em bị khớp cắn ngược từ nhỏ do các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến quá trình sau này. Có thể ngăn chặn bằng cách:
- Theo dõi cẩn thận lịch mọc và thay răng ở trẻ.
- Đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám răng miệng tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng/lần
- Loại bỏ thói quen đẩy lưỡi, mút tay, chống cằm, thở miệng, ngậm ti giả ở trẻ nhỏ
Điều trị khớp cắn ngược tại AI Smile
Phương pháp điều trị khớp cắn ngược phổ biến nhất hiện nay là chỉnh nha và phẫu thuật hàm.
Niềng răng chỉnh nha
Niềng răng chỉnh nha không còn xa lạ với mỗi chúng ta, phương pháp này bao gồm niềng răng mắc cài và niềng trong suốt. Hầu hết các trường hợp khớp cắn ngược đều có thể áp dụng niềng răng hiệu quả. Niềng răng sẽ dùng nhiều loại khí cụ chuyên dụng như: mắc cài, dây cung, bộ khay niềng trong suốt,… gắn lên răng để tạo một lực tác động giúp các răng có sự dịch chuyển theo đúng phác đồ bác sĩ đã lập ra.
Từ đó, khớp cắn ở 2 hàm cũng trở nên cân đối, đều đặn và tỷ lệ chuẩn xác hơn.
(Trọn gói niềng răng trong suốt tại AI Smile, phương pháp niềng răng tối ưu – Nguồn: AI SMILE )
Tại AI Smile chúng tôi cung cấp dịch vụ chỉnh nha chất lượng đạt chuẩn bộ Y Tế cùng với sự tận tâm và chu đáo với từng khách hàng khi đến trải nghiệm. Khay niềng trong suốt AI Smile, một trong những giải pháp tối ưu cho người bị khớp cắn ngược được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam đã giúp đỡ hơn 1,000 khách hàng chỉnh nha thành công, lấy lại nụ cười tự tin rạng rỡ.
Phẫu thuật hàm
Đây là phương pháp được sử dụng cho các trường hợp phức tạp đến siêu phức tạp trong điều trị khớp cắn ngược. Một ưu điểm đáng nói mà phương pháp này đem lại đó là tốn ít thời gian hơn rất nhiều so với niềng răng chỉnh nha. Theo đó, tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà thời gian của mỗi ca phẫu thuật sẽ khác nhau.
Thông thường, bác sĩ mất từ 2-4 giờ đồng hồ để thực hiện hoàn tất. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật có thể dao động từ 10-12 tuần.
Vừa rồi là bài viết về Khớp cắn ngược mà AI Smile lưu ý đến bạn.Nếu vẫn còn những thắc mắc đến các vấn đề răng miệng. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi trong hôm nay để được bác sĩ tư vấn miễn phí nhé.
Tham gia ngay hội niềng răng của chúng tôi: Hội Niềng Răng TPHCM