Các loại dụng cụ niềng răng được giới trẻ ưa thích nhất hiện nay là gì? Tất cả sẽ được hé lộ ngay trong bài viết bên dưới, nên đừng bỏ qua nhé! Hiện nay, do nhu cầu thẩm mỹ răng miệng ngày càng tăng cao, nên các các loại dụng cụ niềng răng được giới trẻ ưa thích cũng ngày càng đa dạng.
Điều này giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn khi chỉnh nha, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của từng người. Vì vậy, nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, thì nội dung sau đây là dành cho bạn.
1. Dụng cụ niềng răng là gì?
Dụng cụ niềng răng hay còn gọi là khí cụ nha khoa, được dùng để tác động lực kéo lên răng, giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Nhờ đó, khách hàng sở hữu được nụ cười đẹp cùng khớp cắn chuẩn, khôi phục chức năng ăn nhai và phòng tránh các bệnh về răng miệng, bệnh dạ dày một cách hiệu quả.
Hiện nay, các dụng cụ niềng răng ngày càng được cải tiến, mang nhiều ưu điểm vượt trội và hạn chế được các khuyết điểm không mong muốn. Tùy theo tính năng và giá thành của mỗi loại mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại dụng cụ chỉnh nha như mong muốn.
Nhìn chung, các loại khí cụ niềng răng được chia làm 2 loại, gồm: Niềng răng cố định và niềng răng tháo lắp. Hãy tìm hiểu kỹ tính chất của mỗi loại trước khi đưa ra quyết định đúng đắn nhất, để bản thân trải qua quá trình niềng răng thật nhẹ nhàng, dễ dàng và thoải mái nhé!
2. Các loại dụng cụ niềng răng cố định
Với những người chọn phương pháp niềng răng cố định như mắc cài thì các loại khí cụ đi kèm sau đây là không thể thiếu:
2.1 Thun tách kẽ
Thun tách kẽ là loại khí cụ hỗ trợ không thể thiếu cho người đeo mắc cài, thường là những vòng tròn nhỏ bằng cao su, có tác dụng tạo ra khoảng trống giữa các kẽ răng. Trước khi đeo mắc cài một tuần, bạn phải mang thun tách kẽ vào những kẽ răng ở hàm dưới, để tạo ra khoảng trống cho răng dịch chuyển xuyên suốt quá trình niềng. Trong thời gian đeo thun tách kẽ, bạn nên hạn chế ăn đồ ăn cứng, để tránh làm rơi thun ra ngoài.
Ở tuần tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy thun tách kẽ ra ngoài và thay thế bằng hai chiếc khâu kim loại. Khâu được dán vào răng số 6 ở hàm dưới bằng một vật liệu cố định suốt thời gian niềng răng, có tên là Cement.
2.2 Dây cung
Dây cung là loại khí cụ không thể thiếu khi niềng răng bằng mắc cài, dùng để tạo lực thúc đẩy răng dịch chuyển. Trong quá trình niềng răng thường dùng nhiều loại dây cung khác nhau, làm từ nhiều chất liệu như: Nickel, Titanium…
Những loại chất liệu này thích hợp với môi trường ẩm ướt trong khoang miệng. Sau khi gắn mắc cài, dây cung sẽ được đặt vào khe mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép. Còn nếu bạn chọn niềng răng bằng mắc cài tự buộc, thì dây cung sẽ trượt tự động trong rãnh mắc cài. Nhờ đó, bạn không cần tái khám nhiều lần để điều chỉnh lực siết.
2.3 Hệ thống mắc cài
Niềng răng bằng mắc cài là phương pháp chỉnh nha cố điển, giúp khắc phục các khuyết điểm của răng và khớp cắn hiệu quả. Bác sĩ sẽ cố định các mắc cài lên bề mặt răng, sau đó đi dây cung xuyên qua các mắc cài để tạo lực, giúp răng di chuyển về vị trí mới, khiến răng đều và đẹp hơn.
Sau thời gian niềng răng từ 18 – 24 tháng, bạn sẽ có hàm răng đều tăm tắp, chuẩn khớp cắn. Nhờ đó, khôi phục chức năng nhai và phòng chống một số bệnh về răng miệng, dạ dày, tiêu hóa…

Hook, khâu, minivis
Hook có dạng móc, dùng để bấm vào dây cung, thường được gắn ở răng nanh hay các răng cối nhỏ, và trên khâu hay mắc cài. Trong khi đó, thun được gắn trên hook, giúp hai hàm trên – dưới liên kết với nhau. Minivis là điểm neo chặn, giúp khối răng trước lùi ra sau, nhờ đó khớp cắn trở nên chuẩn hơn.
Hàm duy trì
Sau khi kết thúc quá trình niềng răng sẽ được tiếp nối bằng quá trình đeo hàm duy trì. Loại khí cụ này có chức năng ổn định răng ở vị trí mới, ngăn không cho răng dịch chuyển về vị trí ban đầu.
Khí cụ nong hàm
Một số trường hợp có cung hàm hẹp còn tiết diện răng lại quá lớn, hoặc quá nhiều răng, gây khó khăn cho việc dịch chuyển răng sau khi niềng. Thông thường, với các trường hợp này sẽ được bác sĩ chỉ định nong hàm, để làm cho cung hàm rộng ra, hạn chế nhổ răng. Đồng thời, giúp răng có đủ chỗ trống để dịch chuyển.
Sáp nha khoa
Mắc cài được cố định trên răng sẽ cọ sát vào khoang miệng, nướu, lưỡi… gây tổn thương và đau đớn, thậm chí là chảy máu. Đó chính là lý do người ta dùng sáp nha khoa để bôi lên bề mặt của khí cụ hoặc kẽ răng để hạn chế đau nhức, ê buốt, khó chịu.
Có thể nói, dây cung và mắc cài là bộ dụng cụ niềng răng kinh điển rất được giới trẻ ưa thích một thời. Tuy nhiên, bộ khí cụ này tạo ra nhiều khe kẽ, ngóc ngách, khiến thức ăn thừa đọng lại, tạo môi trường cho vi khuẩn và mảng bám phát triển. Điều đó khiến cho nguy cơ sâu răng và các bệnh răng miệng tăng cao. Vì vậy, người dùng mắc cài phải chú ý đến vệ sinh răng miệng đúng cách. Đồng thời phải biết cách sử dụng dụng cụ chăm sóc răng miệng để đảm bảo quá trình chỉnh nha được diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao.
3. Các loại dụng cụ niềng răng tháo lắp
Niềng răng tháo lắp hay còn gọi là niềng răng không mắc cài, được xem là phương pháp chỉnh nha hiện đại, được ưa chuộng nhất hiện nay. Khi sử dụng phương pháp này, bạn sẽ phải làm quen với các khí cụ đi kèm như:

Khay niềng
Khay niềng được làm từ nhựa nha khoa trong suốt, có thể tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho ăn uống và vệ sinh răng miệng. Khay nhựa không gây ra bất cứ tổn thương, trầy xước nào cho khoang miệng, giúp răng dịch chuyển dần dần, khiến hàm răng trở nên đều đặn và chuẩn khớp cắn.
Attachment
Attachment hay còn gọi là nút đặt lực, nút chặn, mấu chặn niềng… có kích thước từ 1 – 4mm, có hình vuông hay hình chữ nhật, được vát chéo. Thông thường, attachment có màu giống răng thật, được đính lên bề mặt răng, để cố định khay niềng một cách chắc chắn mà không lo trơn tuột. Nhờ đó, khay niềng hoạt động tốt, giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, mang đến hiệu quả chỉnh nha cao và tính thẩm mỹ tuyệt đối.
Hàm duy trì
Sau quá trình niềng răng thì bắt buộc khách hàng phải sử dụng hàm duy trì để cố định chân răng ở vị trí mới, tránh để răng chạy lại vị trí cũ. Có nhiều loại hàm duy trì với chức năng và giá thành khác nhau, cho bạn tùy ý lựa chọn.
Tất nhiên, quá trình đeo hàm duy trì phải được bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt như niềng răng, để đảm bảo hiệu quả niềng răng như mong đợi. Song song đó, bạn phải vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và tái khám định kỳ đủ số lần, để quá trình này diễn ra suôn sẻ, không có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
Như vậy, các loại dụng cụ niềng răng được giới trẻ ưa thích đã có câu trả lời. Nếu bạn có dự định chỉnh nha trong thời gian tới thì đừng quên cân nhắc các loại khí cụ vừa nêu, để có được hàm răng đều đẹp với mức giá phù hợp. Đặc biệt, nếu bạn yêu thích khay niềng trong suốt, hãy liên hệ ngay cho AI Smile theo số hotline 028 3622 5598 để được hưởng những ưu đãi tốt nhất nhé!