Niềng răng nhổ răng số 7, tại sao không?! đã trở thành thắc mắc của nhiều người, bởi đây là răng hàm lớn, đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai và cắn xé thức ăn. Hầu hết các ca niềng răng đều được bác sĩ chỉ định nhổ răng.
Tuy nhiên, nhổ răng nào? Nhổ bao nhiêu răng? Hoàn toàn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Để đưa ra quyết định cuối cùng, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng kết hợp với chụp phim, sau đó sẽ lên phác đồ điều trị chi tiết. Do đó, để biết trường hợp của bạn niềng răng nhổ răng số 7, tại sao không?! thì phải xem ngay bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa về răng số 7
Răng số 7 là răng hàm lớn, nằm bên cạnh răng số 8 (răng khôn). Răng số 7 mọc chậm nhất và là chiếc răng cối lớn thứ hai trên cung hàm. Một người trưởng thành thường có bốn răng số 7, bao gồm hai răng hàm trên và hai răng hàm dưới.
Vì răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, nên nếu xảy ra vấn đề gì, thì cần chữa trị hoặc trồng lại răng giả ngay. Được biết, hai răng số 7 hàm trên thường có hai chân, còn hai răng số 7 hàm dưới thường có ba chân, để đứng vững hơn, bởi nó phải chịu lực tác động nhiều hơn khi nhai. Mỗi răng sẽ có ít nhất 3 ống tủy.
2. Niềng răng nhổ răng số 7 có được không?
Trước tiên, bạn cần nhận biết tầm quan trọng của răng số 7. Đây là răng hàm lớn, có chức năng nhai và nghiền nát thức ăn trước khi thức ăn được đưa vào dạ dày. Vì vậy, mất răng số 7 sẽ làm suy giảm chức năng nhai, khiến người dùng gặp khó khăn khi nghiền nát thức ăn, đồng thời còn bị hạn chế khả năng phát âm, lệch khớp cắn, tiêu xương hàm, đau khớp thái dương hàm. Đặc biệt, một số trường hợp còn vì vậy mà bị biến dạng khuôn mặt và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Có nhiều nguyên nhân khiến răng số 7 bị mất đi như: Răng số 7 bị sâu, bị gãy, bị vỡ do chấn thương, do tai nạn… Tuy nhiên, trong niềng răng, tùy theo mục đích chỉnh nha mà bác sĩ sẽ quyết định nên nhổ loại bỏ hoàn toàn răng số 7 hoặc trồng lại răng giả. Bởi việc răng số 7 được nhổ bỏ sẽ tạo ra khoảng trống, để các răng còn lại dịch chuyển lấp đầy vị trí đó. Nhờ vậy mà đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong muốn, đồng thời rút ngắn được thời gian đeo niềng.
3. 2 Cách phục hình răng số 7
Với những trường hợp được bác sĩ chẩn đoán phải phục hình răng số 7 bị mất, thì có thể chọn một trong 2 cách sau:
3.1 Trồng implant
Trồng implant là kỹ thuật phục hình răng giả tiên tiến nhất hiện nay, bằng cách cấy một cái chân răng nhân tạo vào xương hàm, kết nối với abutment và cuối cùng là chụp mão sứ lên trên. Phương pháp này đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng rất tốt, răng giả rất vững chắc, không cần mài hay tác động tới các răng bên cạnh. Chân răng được thay bằng trụ implant đảm bảo không bị tiêu xương
3.2 Cầu răng sứ
Để làm cầu răng sứ cho răng số 7, đòi hỏi phải mài các răng lân cận (Răng số 6 và răng số 8). Chính điều này đã làm cho răng số 6 và 8 yếu dần đi, đồng thời làm suy giảm chức năng ăn nhai. Cũng vì vậy mà phương pháp làm cầu răng sứ không được đánh giá cao bằng phương pháp trồng implant.

4. Quy trình niềng răng nhổ răng số 7
Để có quá trình niềng răng êm ái và thoải mái, hạn chế tối đa những sự cố không mong muốn có thể xảy ra, bác sĩ phải tuân theo quy trình thăm khám và chỉnh nha gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chụp phim và thăm khám
Bác sĩ kiểm tra vùng nướu, vùng bị mất răng và vùng lưỡi. Sau đó, bệnh nhân được chụp CT scanner hàm mặt để kiểm tra xương hàm. Đây là cơ sở giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết kèm theo phương pháp chỉnh nha phù hợp. Trong đó, bác sĩ cũng tư vấn rõ ràng về thời gian, chi phí niềng răng và thuốc uống cần thiết… để bệnh nhân chuẩn bị.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm
Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bệnh nhân, để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại. Nhờ vậy, quá trình chỉnh nha diễn ra một cách tốt đẹp, an toàn và hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm của bệnh nhân để chế tác ra khay niềng
Bước 3: Gắn khí cụ và tuân thủ lịch tái khám
Bác sĩ gắn mắc cài cho bệnh nhân hoặc bàn giao bộ khay niềng, đồng thời dặn dò lịch tái khám định kỳ. Với người dùng khay trong, có thể tự thao tác tháo lắp tại nhà. Còn với người dùng mắc cài, thì cần gắn thêm một số dụng cụ bổ trợ (Thun niềng răng, minivis…). Đặc biệt, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng và kiểm tra hiệu quả chỉnh nha.

5. Lời khuyên sau khi nhổ răng
Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng sẽ hình thành cục máu đông, có trường hợp còn bị rỉ máu trong vòng 24h. Vì vậy, bạn cần thực hiện theo một số gợi ý sau đây:
- Nghỉ ngơi ít nhất 24h sau khi mới nhổ răng
- Đặt miếng gạc đầu tiên vào chỗ nhổ răng trong vòng 30 phút để thấm hết máu đông, rồi lấy ra. Sau đó, có thể thay gạc mới nếu cần.
- Tránh súc miệng để không làm ảnh hưởng đến vết thương hay cục máu đông
- Uống thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ để giảm đau, giảm sưng và giảm viêm.
- Chườm lạnh (Dùng túi nước đá hoặc túi đá bọc trong khăn) để chườm lên má, khu vực nhổ răng, trong 10 – 20 phút mỗi lần, để giảm đau
- Không dùng ống hút để tránh đầu ống hút va chạm vào vết thương nhổ răng trong miệng, đồng thời làm vết thương khó lành hoặc đánh bật cục máu đông
- Không khạc nhổ để không tạo áp lực trong miệng, đồng thời đầy cục máu đông ra ngoài.
- Tránh xì mùi hoặc hắt hơi, bởi hành động này có thể tạo áp lực khiến cục máu đông đang hình thành bị đẩy ra ngoài (Nhất là nhổ răng hàm trên).
- Không hút thuốc để tránh tạo ra áp lực trong miệng, đồng thời làm vết thương lâu lành.
- Ăn ở phía bên không nhổ răng, ưu tiên dùng các loại đồ ăn dễ nhai, dễ nuốt và không nên dùng đồ ăn quá cứng, quá nóng hay quá lạnh.
Như vậy, niềng răng nhổ răng số 7, tại sao không?! đã có câu trả lời. Tùy theo tính toán của bác sĩ mà mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ răng nào, bao nhiêu chiếc. Có trường hợp không cần phải nhổ răng mà vẫn niềng răng được. Do đó, để biết chính xác bản thân mình có nên nhổ răng để niềng răng không, hãy đến phòng khám nha uy tín để được chụp phim, thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn tận tình. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ số hotline 028 3622 5536 để được các chuyên gia của AI Smile tư vấn trực tiếp, bạn nhé!