Nếu bạn muốn biết về các dấu hiệu nhận biết niềng răng hỏng, nhằm có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Bất cứ người tham gia chỉnh nha nào cũng muốn mình có một quá trình niềng răng thành công, không ai muốn mình niềng răng hỏng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp không đạt được như ý muốn. Hậu quả để lại không phải là hàm răng đều đặn, khỏe mạnh và chuẩn khớp cắn. Thay vào đó là các vấn đề về bệnh răng miệng, hoặc răng chạy về sai vị trí, buộc phải niềng răng lại từ đầu, gây lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức của bệnh nhân. Chính vì thế, hãy “bỏ túi” ngay các dấu hiệu nhận biết niềng răng hỏng dưới đây để có phương án khắc phục kịp thời nhé!
1. Niềng răng hỏng là gì?
Nếu niềng răng là dùng khí cụ nha khoa để tác động lực siết lên răng, giúp răng khắc phục các khuyết điểm mà không cần xâm lấn, thì niềng răng hỏng ngược lại hoàn toàn. Đây là biểu hiện quả quá trình niềng răng thất bại, kết quả sau khi tháo niềng không được như mong đợi. Hàm răng trở nên kém thẩm mỹ và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe răng miệng.
2. Tác hại của niềng răng hỏng
Niềng răng hỏng phá hủy thời gian, công sức và chi phí mà bạn đã bỏ ra. Cuối cùng vẫn không có được kết quả chỉnh nha như mong muốn, hàm răng không đều, đẹp và chuẩn khớp cắn. Để khắc phục, bạn phải niềng răng lại từ đầu, gây lãng phí thời gian, công sức và chi phí.
3. Dấu hiệu nhận biết niềng răng hỏng
Để biết được trường hợp của bạn có niềng răng hỏng hay không, hãy căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây:
3.1 Tiêu xương chân răng
Một số trường hợp niềng răng nhưng không chụp phim và điều trị bệnh răng miệng trước, khiến cho phần nướu bị viêm nhiễm, tiêu xương chân răng trong quá trình niềng. Trường hợp có răng yếu hơn, xương hàm mỏng hơn, thì cần lực siết nhẹ hơn, để răng di chuyển thật chậm. Để nhận biết tình trạng này, bạn sẽ thấy xung quanh vùng răng tiếp xúc với nướu có chút máu, răng hơi lung lay. Khi chụp phim sẽ thấy chân răng ngắn hơn so với trước khi niềng.
3.2 Chân răng bật ra khỏi xương hàm
Một số trường hợp chịu lực siết từ khí cụ quá mạnh, khiến chân răng bật ra khỏi xương hàm. Nếu mức độ nhẹ thì bác sĩ có thể thay đổi hưởng torque để xuay chân răng lại. Còn nếu mức độ nặng thì vùng cổ có thể bị tiêu đi, không điều trị được. Bằng cách sờ vào chân răng tương ứng với vùng chóp ngoài xương hàm sẽ thấy chân răng lệch ra phía ngoài. Tuy nhiên, nếu chỉ sờ để cảm nhận thì không chính xác, cần phải chụp phim để xác minh.
3.3 Gương mặt mất cân đối
Khuôn mặt có một trục vô hình nằm chính giữa để chia gương mặt thành 2 bên. Đường trục này kéo dài từ đỉnh trán xuống mũi, nhân trung, miệng và cằm. Do đó, quá trình niềng răng phải giữ được đường trục này, để đảm bảo gương mặt được cân đối, hài hòa, đạt được tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, một số trường hợp bị lệch mặt bẩm sinh thì quá trình niềng răng cũng không thể di chuyển cho đường trục này thẳng hàng lại được.
Nụ cười hở lợi, răng quặp
Một số trường hợp cười hở lợi sau khi niềng là do khi kéo răng hô, các khối răng phía trước được kéo lùi ra phía sau một cách không kiểm soát. Răng hàm trên vừa kéo lùi ra sau vừa kéo lùi xuống dưới, gây ra tình trạng cười hở lợi, cắn sâu, răng quặp… Để điều trị tình trạng này, bạn chỉ có thể chấp nhận niềng răng thêm lần nữa.
Các răng di chuyển sai vị trí, không đúng khớp nhai
Niềng răng thành công là khiến răng di chuyển tịnh tiến trên cung hàm. Thân răng và chân răng thẳng hàng với trục truyền lực nhai của hai mặt phẳng hàm trên – hàm dưới. Điều này sẽ giúp răng dịch chuyền về đúng vị trí mong muốn, đồng thời giữ khớp nhai ở đúng vị trí.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hiệu ứng cuộn. Khi bác sĩ dùng chun chuỗi để đóng khoảng trống trên dây tròn, dây quá mềm, không chắc chắn, khiến răng bị nghiêng đi. Để nhận biệt, hãy quan sát các răng, sẽ thấy răng nghiêng vào khoảng trống chứ không phải toàn bộ thân răng.
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ dựng lại trục răng và đóng khoảng trống theo một hệ thống đặt lực khác. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên quay lại phòng khám nha để được thăm khám và tư vấn cụ thể hướng điều trị.
Do gắn mắc cài sai
Với những bệnh nhân dùng mắc cài thì việc bác sĩ bố trí mắc cài vào đúng vị trí là vô cùng quan trọng. Nếu đặt mắc cài sai sẽ khiến cho toàn bộ kế hoạch điều trị sai, từ đó răng di chuyển sai vị trí.
Tụt lợi
Để tránh tình trạng tụt lợi xảy ra, bác sĩ cần thăm khám cho bệnh nhân cẩn thận trước khi niềng, đồng thời tiên lượng trước các vấn đề có thể phát sinh, nhằm có cách khắc phục hoặc chuẩn bị ngay từ đầu. Một vài điểm tụt lợi nhỏ sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả niềng răng sau cùng.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp biến chứng nặng, không chỉ tụt lợi mà còn bật chân răng ra khỏi xương hàm, do không thể kiểm soát được hướng dịch chuyển của răng. Hậu quả của tình trạng này là tụt lợi nặng nề, khiến bạn buộc phải trồng răng mới.
Đau hàm và răng chết tủy
Một trong những dấu hiệu niềng răng hỏng là hai hàm trên dưới không khớp nhau, khiến cho việc cắn xé thức ăn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc đau hàm, đau vai gáy hay mỏi cơ khi nhai là chắc chắn xảy ra. Nặng nề hơn, một vài chiếc răng còn bị chết tủy, khiến cơn đau dâng lên đến tận thái dương hoặc trong não.
Để khắc phục tình trạng không khớp thái dương hàm, hoặc có bệnh lý về khớp thái dương hàm, sẽ được bác sĩ ổn định lại vị trí khớp cắn, sau đó sẽ được thực hiện niềng răng lại. Quá trình này phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn. Còn với những chiếc răng bị chết tủy sẽ được chữa tủy, nhằm bảo tồn răng thật, sau đó có thể tiếp tục quá trình niềng răng dang dở.
Như vậy, việc tìm hiệu dấu hiệu niềng răng hỏng là vô cùng cần thiếu. Bởi điều này sẽ giúp ích rất lớn cho khách hàng trong việc theo dõi và kiểm soát quá trình niềng răng của mình. Đồng thời giúp ích cho bác sĩ kịp thời xử lý các sự cố phát sinh, nhằm đảm bảo khách hàng có được kết quả mỹ mãn cuối cùng. Để biết thêm các thông tin chi tiết về dịch vụ niềng răng an toàn và hiệu quả, xin quý khách vui lòng liên hệ ngay số hotline 028 3622 5598 để được tư vấn miễn phí.