Niềng răng có hết móm không đang trở thành mối bận tâm của nhiều người vì tình trạng móm đang trở nên rất phổ biến.
Móm là gì?
Móm là tình trạng sai khớp cắn, khớp cắn ngược, khiến gương mặt mất đi vẻ cân đối, hài hòa và gặp khó khăn khi nhai, ăn uống, phát âm… Với người bình thường, hàm trên sẽ phủ hàm dưới. Nhưng với người bị móm, hàm dưới sẽ phủ hàm trên. Thông thường, móm có 2 loại:
- Do răng: Răng phát triển bình thường, nhưng răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài
- Do xương hàm: Cấu trúc xương hàm dưới phát triển nhiều hơn xương hàm trên, khiến cho răng mọc thẳng hoặc mọc chìa ra ngoài, tùy từng trường hợp
Nguyên nhân sinh ra móm
- Do di truyền hoặc bẩm sinh: Nếu thế hệ trước có người bị móm thì thế hệ sau rất có thể thừa hưởng gen này.
- Do có tật xấu: Người có tật xấu (Ngậm ti giả, mút tay, cắn móng tay, lấy lưỡi đẩy răng ra…) sẽ khiến răng hàm dưới chìa ra ngoài, sinh ra móm.

Tác hại của móm
- Tính thẩm mỹ kém: Tạo hình gương mặt lưỡi cày, ảnh hưởng đến vẻ đẹp ngoại hình, tác động xấu đến tâm lý, công việc, cuộc sống…
- Khả năng nhai: Khi khớp cắn bị sai lệch sẽ gây khó khăn cho việc ăn nhai. Thức ăn đưa vào miệng nếu không được nghiền nát sẽ khiến dạ dày quá tải, gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Chưa kể, người bị móm hay cắn vào mô hàm trên gây tổn thương cho nướu, lợi.
- Khả năng phát âm: Chính vì người bị móm hay cắn vào mô hàm trên, nên thường gặp khó khăn khi nói chuyện, khi phát âm
- Gây ra bệnh lý răng miệng: Thức ăn giắt vào kẽ răng gây sâu răng, hôi miệng, viêm nướu… Chưa kể, tình trạng sai khớp cắn làm cho dây thần kinh căng ra, đau đớn hoặc trật khớp thái dương hàm.
Niềng răng có hết móm không?
Niềng răng sẽ cải thiện được tình trạng móm, nhưng tùy từng trường hợp. Bệnh nhân cần được chụp X-Quang toàn hàm răng để bác sĩ xác định nguyên nhân móm do đâu, từ đó mới biết được phương thức điều trị hiệu quả, chuẩn xác nhất.
Nếu móm do răng thì có thể cho niềng răng ngay, nhưng nếu móm do xương hàm thì cần phải thực hiện tiểu phẫu chỉnh hình phần hàm trước, sau đó mới cho niềng răng.
Sau khi niềng răng, tình trạng móm sẽ được cải thiện rất nhiều và khó tái phát trở lại. Răng đều hơn, khớp cắn ổn định hơn, khuôn mặt thon thả hơn

Các hình thức niềng răng móm
Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp chỉnh nha cổ điển, sử dụng dây cung và mắc cài kim loại gắn bên ngoài thân răng, kéo các răng móm về vị trí đúng. Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả cao và chi phí thấp, nhưng dễ gây ra các tổn thương cho mô miệng do các góc cạnh kim loại cọ sát vào mô mềm. Hơn nữa, bệnh nhân phải tái khám định kỳ nhiều lần để nha sĩ gia tăng lực siết hoặc làm sạch thức ăn giắt vào kẽ răng, vào mắc cài, gây hôi miệng…
Niềng răng móm bằng mắc cài sứ
Cũng giống với phương pháp trên, nhưng thay vì dùng mắc cài kim loại lộ liễu trên thân răng gây mất thẩm mỹ thì dùng mắc cài sứ có màu sắc gần giống răng, tạo được tính thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, chất liệu sứ không gây đau đớn cho khoang miệng, thích hợp dùng cho người bị móm nặng, phải niềng răng trong khoảng thời gian dài. Chi phí cho phương pháp này cũng vì thế khá cao.
Niềng răng móm bằng mắc cài trong
Thay vì gắn mắc cài ở mặt ngoài răng gây mất thẩm mỹ mỗi khi nói cười, thì bác sĩ sẽ gắn ở mặt trong răng (Hay còn gọi là mặt lưỡi) giúp bạn tự tin giao tiếp. Đây cũng là phương pháp niềng răng móm nhận được bình chọn nhất, vì đạt được tính thẩm mỹ và hiệu quả cao. Tuy nhiên, lưỡi dễ cạ vào các mắc cài gây đau đớn, trầy xước không đáng có. Hơn nữa, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn.
Niềng răng móm bằng khay trong
Niềng răng móm bằng khay niềng trong suốt ôm sát răng để tạo lực hút, giúp răng móm dịch chuyển. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay, vì mang đến hiệu quả cao, thời gian điều trị ngắn, tính thẩm mỹ cao và không hề gây ra bất cứ đau đớn, bất tiện nào trong quá trình sử dụng, cũng không cần tái khám nhiều lần. So với những gì mà người bị móm nhận được từ giá trị của khay niềng trong suốt thì chi phí bỏ ra, tuy cao nhưng vẫn rất xứng đáng.
Niềng răng móm có đau không?
Quá trình điều trị và niềng răng móm sẽ không tránh khỏi những cơn đau nhất định. Tuy nhiên, còn tùy vào tay nghề của y bác sĩ và khí cụ mà bạn chọn, sẽ quyết định cơn đau của bạn trong mức độ nào. Theo đó, để tránh các mảnh kim loại cọ sát vào miệng hoặc sứ dễ bể nếu có va chạm mạnh, bạn có thể ưu tiên chọn khay niềng răng bằng nhựa trong suốt, vô cùng an toàn cho môi – má – lưỡi.
Niềng răng móm mất bao lâu?
Tùy vào tình trạng móm của bạn mà phác đồ điều trị sẽ đơn giản hay phức tạp. Nếu tình trạng nhẹ thì thời gian chỉ kéo dài từ 18 – 24 tháng, còn nếu nặng thì lên đến 36 tháng. Vì vậy, bước khám tổng quát đầu tiên là vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng răng của bạn như thế nào, để đưa ra phương hướng điều trị đúng đắn và hiệu quả nhất có thể.

Quy trình niềng răng móm
Mỗi phòng khám sẽ có quy trình niềng răng móm khác nhau, nhưng vẫn sẽ tuân thủ các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bằng thiết bị soi chiếu, các bác sĩ sẽ kiểm tra được bệnh lý của răng và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Từ đó, lên kế hoạch điều trị và niềng răng thích hợp.
Bước 2: Lập kế hoạch điều trị trên phần mềm
Dựa trên kết quả chụp X-Quang và khí cụ niềng răng mà bệnh nhân chọn, bác sĩ sẽ lên kế hoạch chỉnh nha chuẩn xác nhất.
Bước 3: Lấy dấu hàm và phân tích
Lấy dấu hàm, để mô phỏng chính xác tình trạng răng hàm của bạn. Từ đó thiết kế khay niềng dành riêng cho bạn và dự đoán được quá trình dịch chuyển của răng trên cung hàm.
Bước 4: Bàn giao khay niềng và dặn dò
Bác sĩ bàn giao khay niềng cho bệnh nhân và dặn dò. Theo đó, bệnh nhân có thể tự đeo khay niềng tại nhà và vệ sinh răng miệng đúng cách, cũng như khéo léo trong ăn uống để không ảnh hưởng đến tiến độ dịch chuyển răng.
Bước 5: Tái khám định kỳ
Tùy theo khí cụ niềng răng mà bạn chọn sẽ có số lần tái khám định kỳ nhiều hay ít. Với những người chọn khay niềng trong suốt thì có số lần tái khám ít nhất, chỉ là để bác sĩ theo dõi tiến độ dịch chuyển của răng và kịp thời xử lý nếu có sự cố phát sinh.
Bước 6: Tháo khay niềng và đeo hàm duy trì
Bạn cần đeo hết số khay niềng mà bác sĩ bàn giao, đến khi nào bác sĩ bảo ngưng thì mới được tháo khay xuống và bắt đầu đeo hàm duy trì (Trong khoảng từ 6 – 12 tháng) để ổn định răng ở vị trí mới.
AI Smile – Địa chỉ niềng răng móm hiệu quả
AI Smile sử dụng chất liệu GT Plex Pro đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận và được Bộ Y tế cấp phép sử dụng để sản xuất khay niềng răng trong suốt, nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Bệnh nhân hoàn toàn an tâm khi dùng khay niềng AI Smile ít nhất 22h mỗi ngày, để khắc phục tình trạng móm của mình.
Như vậy, niềng răng có hết móm không đã có câu trả lời. Đây là phương pháp chỉnh nha mang đến nhiều lợi ích, giúp khắc phục các khuyết điểm của răng một cách tối ưu, trong đó có móm. Chính vì thế, hãy đến địa chỉ phòng khám nha uy tín để được thăm khám và lên phác đồ điều trị đúng đắn nhất cho bạn trong thời gian gần nhất.
AI Smile – Niềng răng trong suốt uy tín!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết “Niềng răng có hết móm không?”. Chúc bạn có một nụ cười thật xinh khi sử dụng giải pháp niềng răng trong suốt tại AI Smile. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Hotline 028 3622 5598 hoặc Zalo: https://zalo.me/962298884193340447