Niềng răng ăn bim bim được không?

Niềng răng ăn bim bim được không? dường như là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp điều này. Đa số mọi người đều có sở thích ăn vặt và bim bim là một trong những món ngon được nhiều tín đồ ăn hàng yêu thích.

Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng, đây không phải là món được khuyến cáo dùng cho người niềng răng. Vậy niềng răng ăn bim bim được không? vẫn luôn là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Chính vì thế, nếu bạn cũng có chung thắc mắc này, thì không được bỏ qua nội dung dưới đây. 

1. Niềng răng ăn bim bim được không?

Bim bim là món ăn vặt có tính khô, giống như bánh quy có thể gây tổn thương cho răng miệng người sử dụng. Theo đó, bim bim có thể làm cho khí cụ bị hỏng, lệch lạc hay đứt dây niềng. Không những vậy, ăn bim bim dễ tạo ra các mảnh vụn, dính vào kẽ răng, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Đặc biệt, bim bim là một loại ăn vặt được chiên qua dầu mỡ, dễ tạo ra mảng bám và làm răng xỉn màu. 

Chính vì thế, bim bim là món không được khuyến khích sử dụng cho người niềng răng, mà nên thay thế bằng các món mềm, dễ nhai, dễ nuốt: Nước ép, sữa chua, đồ luộc… Bên cạnh đó, sau khi ăn, bạn cần chú trọng vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để chống sâu răng và hôi miệng.

2. Niềng răng nên ăn gì?

Người niềng răng nên chú trọng dùng những món: Mềm, dễ nhai, dễ nuốt, không cần phải cắn xé hay dùng lực của răng hàm nhiều:

  • Cơm, xôi, cháo, súp, bánh cuốn, xôi, mì: Đây là các món giàu tinh bột và mềm, cần lực nhai ít, đảm bảo không làm bung mắc cài.
  • Các món có nguyên liệu từ trứng, sữa: Bơ, phô mai, bánh bông lan, bánh ngọt… đều là những món ngọt, mềm, dễ ăn, dễ nhai. Thậm chí, các món này còn cung cấp nhiều Canxi cho răng chắc khỏe.
  • Các món thịt: Thịt bò, heo, gà, cá, hải sản… cung cấp nhiều protein cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, vì đặc tính của nó là khó nhai, nên bạn phải biết cách chế biến sao cho mềm, nhừ và tơi ra.
  • Các món rau, củ, quả: Đây là nguồn cung cấp vitamin, xơ và khoáng chất dồi dào, cho cơ thể có sức đề kháng mạnh mẽ, chống thiếu chất, thiếu máu, vàng vọt, xanh xao… Tuy vậy, bạn cũng cần biết cách chế biến sao cho nó trở nên dễ sử dụng hơn như nước ép, sinh tố, canh rau.
  • Nước: Cần cấp nước đầy đủ cho cơ thể, để chống khô miệng và quá trình ăn nhai diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp làm sạch mắc cài và tránh cho thức ăn thừa đọng lại.

Cách trị móm tại nhà

3. Niềng răng nên kiêng ăn gì?

Vì cơ chế răng hàm của người chỉnh nha khá yếu và nhạy cảm nên cần phải kiêng khem một số món như:

  • Các món dai, dẻo: Kẹo cao su, thịt xớ dày, bánh dày, bánh chưng, bánh nếp, trân châu… Đây là những món cần phải kiêng khem khi niềng răng, vì nó khiến cho cơ hàm hoạt động nhiều, dễ dính răng hoặc vướng vào mắc cài. 
  • Các món nhiều mảnh vụn: Bánh snack, các loại khô, bánh quy, bim bim… đều là những món tạo ra nhiều mảnh vụn nhỏ, lọt vào khe hoặc hốc kẹt của mắc cài, kẽ răng, gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng. 
  • Các món cứng: Các loại kẹo cứng, đá viên… sẽ làm cho sức nhai mạnh hơn, tác động đến khí cụ chỉnh nha, mắc cài dễ bị tuột ra, thậm chí bị rơi vào thức ăn nuốt vào miệng.
  • Các món thịt có xương phức tạp: Cánh gà, cổ gà… là những món khoái khẩu của người ưa gặm xương. Tuy nhiên, hành động này có thể làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả niềng răng. Do đó, bạn cần lóc thịt ra khỏi xương trước, rồi mới ăn.
  • Các món ăn vặt: Kem, trà sữa, xiên que… sẽ làm răng lạnh buốt hoặc mắc kẹt vào kẽ răng, làm mắc cài hoặc răng đổi màu, sâu răng.
  • Các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá… là những chất kích thích làm răng và mắc cài ố màu, đồng thời gây tổn hại cho sức khỏe hay ảnh hưởng đến tốc độ lành xương khi chân răng di chuyển. 

4. Cách vệ sinh răng miệng sau khi ăn

Nên niềng răng ở bệnh viện hay phòng khám?
Nên niềng răng ở bệnh viện hay phòng khám?

Ngoài việc để ý đến cách ăn uống, người niềng răng còn cần chú ý đến cách vệ sinh răng miệng sau khi ăn, để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, đồng thời không làm hỏng mắc cài. Ngược lại, nếu không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, có thể gây nên các bệnh lý răng miệng như: Hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu… Đặc biệt, bệnh nhân có thể ăn uống kém ngon miệng hơn hoặc tốn thời gian điều trị hơn. Dưới đây sẽ là một vài lưu ý khi vệ sinh răng miệng:

  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày từ 2 – 3 lần
  • Ưu tiên sử dụng bàn chải chuyên dùng cho người niềng răng, dùng thêm bàn chải điện, tăm nước, nước súc miệng, chỉ nha khoa… để gia tăng hiệu quả làm sạch.
  • Chải răng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ cho từng chiếc răng (cả mặt trong lẫn mặt ngoài), giúp đánh bay mảng bám, thức ăn thừa và mùi hôi miệng.
  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra.

Như vậy, bài viết đã mang đến lời giải đáp cho câu hỏi: Niềng răng ăn bim bim được không? Bởi đây là món ăn vặt rất thịnh hành và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Có thể nói, bim bim là món ăn không được khuyến cáo cho người niềng răng. Do đó, bạn hãy thay thế bằng món dễ nhai, dễ nuốt hơn. Sau cùng, để hiểu sâu hơn về vấn đề này, xin quý vị vui lòng gọi về số hotline 02836225536 của AI Smile, để được tư vấn miễn phí.

 

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM

Trung tâm Nha Khoa Sydney Quận 10:
https://maps.app.goo.gl/LhK3dRtC8u6FDvDy5

Trung tâm Sydney Top Dental Quận 1
https://maps.app.goo.gl/Y5NJL1Q19dDGh7ae8

Trung tâm Navii
https://maps.app.goo.gl/5VErjASoTSaxBTDX8