Hàm hô có nên niềng răng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và muốn biết câu trả lời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.
Hàm hô có nên niềng răng là thắc mắc chung của rất nhiều người, nhưng không biết nên tìm câu trả lời ở đâu. Bởi lẽ đây là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, không thể chỉ niềng răng là khắc phục được, mà cần có một giải pháp khác hữu hiệu hơn.
1. Hàm hô là gì?
Người hô răng, hay còn gọi là hô vẩu, chính là tình trạng các răng cửa nhô ra phía trước, khiến cho nụ cười hở lợi, kém duyên hơn hẳn. Tuy nhiên, có 2 trường hợp hô:
– Hô hàm: Xương hàm phát triển quá mức, khiến hàm bị nhô ra ngoài, tạo nên khuôn miệng kém duyên. Trường hợp này có thể phẫu thuật hàm kết hợp với niềng răng chỉnh nha để đạt được hiệu quả tốt nhất.
– Hô răng: Xương hàm bình thường, nhưng răng phát triển quá mức nên bị khuôn miệng bị nhô ra ngoài. Trường hợp này có thể dùng phương pháp niềng răng chỉnh nha để khắc phục và tái tạo nụ cười.
Như vậy, hô hàm còn khó điều trị hơn hô răng, đòi hỏi phải xâm lấn vào xương hàm bằng dao kéo, bệnh nhân phải chuẩn bị tốt về tâm lý và trau dồi về thể lực để trải qua cuộc tiểu phẫu một cách dễ dàng. Thời gian phục hồi sẽ mất vài tháng, sau đó có thể niềng răng như bình thường.
2. Bị hô hàm có niềng răng được không?
Hô hàm là tình trạng cấu trúc hàm phát triển quá mức, cần phải phẫu thuật chỉnh hình để cắt bỏ bớt xương hàm, thu hẹp cung hàm, để khuôn miệng bớt đưa ra ngoài.
Có những trường hợp nặng hơn, hô cả hàm và răng, thì cần phải kết hợp phẫu thuật và niềng răng mới khắc phục được.
3. Bị hô hàm trên có niềng răng được không?
Tùy theo kết quả thăm khám của bác sĩ, mà bạn sẽ được chẩn đoán hô hàm nào và được tư vấn cách thức điều trị cho phù hợp. Trường hợp chỉ hô hàm trên, hàm dưới bình thường, thì có thể chỉ cần niềng hàm trên.
Còn nếu hô hàm trên mà hàm dưới cũng không ổn định khớp cắn, răng mọc chen chúc, lộn xộn… thì phải niềng cả hai hàm.
4. Niềng răng hàm hô dùng loại nào?
Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành nha, các khí cụ chỉnh nha cũng ngày càng đa dạng hơn, như: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt trong, khay niềng trong suốt… giúp khắc phục khuyết điểm hàm hô, trả lại nụ cười hoàn hảo cho khách hàng như:
4.1 Dùng mắc cài kim loại
Đây là giải pháp cho câu hỏi bị hô hàm trên có niềng răng được không. Bằng cách sử dụng dây cung và mắc cài kim loại để cố định trên thân răng, sau đó tăng lực siết dần dần để thúc đẩy răng dịch chuyển. Ưu điểm của phương pháp này là mang đến hiệu quả cao, giá thành rẻ, nhưng khuyết điểm là dễ gây trầy xước, đau đớn, vướng cộm cho người sử dụng. Chưa kể, các mắc cài kim loại lộ rõ trên răng, gây mất thẩm mỹ cho người dùng.
4.2 Dùng mắc cài sứ
Phương pháp này có giá thành cao hơn mắc cài kim loại vì những ưu điểm như: Tính thẩm mỹ cao hơn (Mắc cài sứ có màu sắc gần giống răng), cũng không tạo cảm giác đau đớn, vướng cộm cho người dùng vì không có các góc cạnh sắc nhọn. Tuy nhiên, sứ dễ vỡ khi có tác động mạnh và vẫn gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng hay ăn uống, do nó được gắn cố định trên răng.
4.3 Dùng mắc cài mặt trong
Nếu bạn lo sợ niềng răng bằng mắc cài kim loại sẽ dễ lộ, gây mất thẩm mỹ thì có thể gắn mắc cài vào mặt trong (Hay còn gọi là mặt lưỡi), cho bạn sự tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra những cơn đau nhức do bị lưỡi cọ sát vào, gây tổn thương và khó vệ sinh răng miệng hơn.
4.4 Dùng khay trong suốt
Với sự cải tiến của khoa học công nghệ, ngày nay người ta đã cải tiến khí cụ niềng răng lên một tầm cao mới, thỏa mãn được các tiêu chí như: Tính thẩm mỹ cao, hiệu quả tốt, rút ngắn thời gian niềng răng, tối ưu số lần tái khám định kỳ, không gây ra bất kỳ đau đớn hay trầy xước nào, dễ dàng vệ sinh răng miệng, dễ dàng tháo lắp để ăn uống… Đó chính là niềng răng trong suốt, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội và hạn chế tối đa các khuyết điểm không mong muốn. Cũng vì vậy mà phương pháp này có giá thành cao hơn hẳn.
5. Niềng răng bị hô hàm có cần nhổ răng?
Dưới đây là các trường hợp nên và không nên nhổ răng, hãy xem qua nhé:
Nên nhổ răng
Cung hàm hẹp mà răng mọc quá nhiều, thậm chí là răng mọc chen chúc, lộn xộn… Vì thế, hãy nhổ bớt răng, để răng có đủ chỗ dàn đều trên cung hàm
Răng phát triển quá lớn, phải mọc chìa ra ngoài quá nhiều. Chính vì thế, phải nhổ bớt răng, để răng có thể mọc thẳng đứng như nó vốn dĩ, không cần mọc đưa ra ngoài.
Không nên nhổ răng
Niềng răng sớm (Lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở): Vì đây là giai đoạn xương hàm còn mềm, dễ nắn chỉnh bằng khí cụ, lành vết thương nhanh. Thậm chí, chính vì xương hàm còn mềm nên có thể dùng dụng cụ để nong rộng hàm, mà không cần phải nhổ răng.
Có sẵn khoảng trống trên cung hàm: Nếu cung hàm còn đủ khoảng trống để dịch chuyển răng, thì không cần nhổ răng.
Răng thưa: Khi các răng ở cách xa nhau nghĩa là vẫn còn khoảng trống để răng dịch chuyển, nên không cần nhổ răng. Niềng răng chính là giải pháp giúp kéo các răng khít sát lại nhau.
6. Chi phí niềng răng hàm hô như thế nào?
Chi phí niềng răng đắt hay rẻ còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố sau: Tình trạng răng, khí cụ niềng, thương hiệu phòng khám, tay nghề của y bác sĩ…
Tình trạng răng của bạn
Tùy vào tình trạng răng của bệnh nhân mà chi phí niềng răng có thể đắt hoặc rẻ như: Hô nặng hay hô nhẹ? Hô do răng hay hô do hàm? Có sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… không? Có cần trám răng, cạo vôi răng không?….
Phương pháp niềng răng
Ngày nay có rất nhiều khí cụ dùng để niềng răng, mỗi loại có ưu – nhược điểm khác nhau, ảnh hưởng rất lớn đến giá cả niềng răng. Trong đó, niềng răng bằng mắc cài kim loại có mức giá rẻ nhất, còn niềng răng trong suốt thì có giá cao nhất, giúp người dùng tự do chọn lựa, tùy theo sở thích và khả năng tài chính của mình.
Cơ sở vật chất của phòng khám nha
Một phòng khám nha chuyên nghiệp cần có: Máy móc thiết bị chỉnh nha hiện đại, nguyên vật liệu được nhập khẩu chính hãng, vật liệu được vô trùng, lưu trữ dữ liệu khách hàng thật kỹ lưỡng, có giấy phép kinh doanh… Vì vậy, một phòng khám nha đáng tin cậy sẽ có đủ tiềm lực tài chính để bảo trì máy móc và nâng cấp công nghệ thường xuyên.
Kinh nghiệm của y bác sĩ
Kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của y bác sĩ là điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, cũng như chi phí niềng răng của khách hàng. Đó là lý do bạn nên trở thành người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn thương hiệu phòng khám uy tín, sở hữu đội ngũ y bác sĩ lành nghề, có chuyên môn lâu năm, có bằng cấp và giấy phép hành nghề hẳn hoi để an tâm trao gửi nụ cười của mình.
Như vậy, bị hô hàm có niềng răng được không đã có câu trả lời. Mong rằng bạn sẽ chọn lựa được cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giàu chuyên môn, giúp bạn xử lý vấn đề này một cách nhanh gọn và an toàn. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 028 3622 5598 để được tư vấn miễn phí.