Nếu bạn đang thắc mắc về dịch vụ niềng răng hô thì bài viết này sẽ dành cho bạn, hãy cùng theo dõi đến cuối bài để tìm ra câu trả lời nhé!
Răng hô là gì?
Răng hô hay còn gọi là răng vẩu, là tình trạng hàm trên nhô ra nhiều hơn phần dưới, do bị sai lệch khớp cắn, gây nên nhiều phiền toái cho con người.
Tác hại của răng hô
-
- Suy giảm chức năng nhai: Vì bị sai lệch khớp cắn khiến hai hàm khó khít nhau, gây nên tình trạng nhai không nát thức ăn, từ đó người bị hô phải nhai nhiều hơn hơn mức bình thường, cơ hàm vì thế mà hoạt động mạnh hơn, mỏi hơn. Nếu nhai không kỹ, thức ăn trôi xuống dạ dày, dẫn đến sự co bóp với tần suất nhiều lần hơn bình thường, nên người bị hô thường dễ mắc bệnh đau dạ dày, đau bao tử…
- Khó vệ sinh răng miệng: Thường hay xuất hiện khoảng trống giữa các răng là do hai hàm không khít nhau, nên rất khó vệ sinh ỡ những chỗ này. Nếu không đầu tư thời gian, công sức để vệ sinh sẽ dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng.
- Khó phát âm: Do hai hàm không khít nhau khiến người bị hô khó phát âm tròn vành rõ chữ.
- Mất tự tin khi giao tiếp: Người bị hô thường có gương mặt mất cân đối phần hàm, có nụ cười kém duyên nên luôn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp.
Nguyên nhân khiến răng hô
-
- Tỷ lệ xương hàm và răng không tương thích: Xương hàm quá chật mà răng quá to, khiến răng không đủ chỗ để mọc theo phương thẳng đứng, nên mới phải mọc chìa ra ngoài, gây nên tình trạng hô.
- Thói quen xấu: Hay thở bằng miệng, lấy lưỡi đẩy răng ra ngoài, mút tay, cắn móng tay, ngậm ti giả… đều là những thói quen xấu gây ra tình trạng hô ở trẻ em.
- Gen di truyền: Thường thì nếu thế hệ trước (Ông, bà, cha, mẹ…) có người bị hô thì rất có thể thế hệ tiếp theo cũng sẽ bị hô.
- Xương hàm quá to: Xương hàm phát triển quá mức gây nên tình trạng vẩu hàm (Hô nặng). Lúc này, người bị hô phải được thăm khám, chụp X-Quang để lên kế hoạch điều trị chi tiết để khắc phục.
Nhận biết răng hô
Theo hiệp hội Nha Khoa, răng hô được chia làm 3 loại chính:
-
- Do răng: Đây là trường hợp hàm bình thường nhưng răng thì mọc chìa ra ngoài
- Do hàm: Đây là trường hợp răng mọc thẳng đứng bình thường nhưng hàm lại nhô ra ngoài
- Do răng và hàm: Đây là trường hợp cả hàm và răng đều nhô ra ngoài, dẫn đến hô nặng.
Cách khắc phục răng hô
Có rất nhiều cách khắc phục răng hô như: Bọc răng sứ (Dành cho trường hợp hô nhẹ), phẫu thuật hàm (Dành cho trường hợp hô nặng) và niềng răng hô (Dành cho mọi trường hợp).
Tùy theo kết quả thăm khám mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị răng hô cho bạn. Trong đó, niềng răng hô là được áp dụng cho nhiều người và có hiệu quả hơn cả, với nhiều phương pháp cho bạn tự do lựa chọn như:
-
- Niềng răng hô bằng hàm tháo lắp
- Niềng răng hô bằng hàm cố định (Mắc cài sứ, mắc cài thép…)
- Niềng răng hô bằng hàm cố định mặt lưỡi
- Niềng răng hô bằng khay trong suốt
Những điều cần biết về niềng răng hô
1. Niềng răng hô là gì?
Có 2 loại niềng răng hô được sử dụng nhiều nhất, đó là:
-
- Niềng răng cố định: Đây là phương pháp dùng dây cung và mắc cài cố định vào hàm hoặc răng, hàng tháng sẽ điều chỉnh để xiết lại dần dần, đến khi nào răng dịch chuyển về vị trí mong muốn thì mới tháo gọng niềng ra. Ưu điểm là rất hiệu quả, khuyết điểm là thời gian khá lâu (Kéo dài từ 2 – 3 năm hoặc hơn thế), chưa kể gọng niềng gắn cố định, khiến việc vệ sinh răng miệng và ăn uống gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể gây đau đớn, trầy xước khoang miệng.
- Niềng răng trong suốt: Đây là phương pháp dùng hàm nhựa dẻo, trong suốt và ôm sát vào từng chiếc răng, dùng lực hút để khiến răng dịch chuyển. Ưu điểm là có thể tháo lắp để dàng, thuận tiện trong ăn uống và vệ sinh răng miệng, thời gian đeo khay niềng ngắn hơn, tái khám ít lần hơn, hiệu quả tương tự phương pháp trên. Khuyết điểm là đắt tiền hơn.
-
2. Niềng răng mất bao lâu?
- Niềng răng hô là dùng khí cụ để tác dụng lực lên răng, kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, giúp răng điều chỉnh lại phương hướng, thế mọc. Do đó, niềng răng hô có thể mất từ 1,5 – 3 năm, thậm chí lâu hơn thế, tùy thuộc tình trạng hô, bệnh lý răng miệng, khí cụ niềng răng…
3. Niềng răng hô có đau không?
Thông thường, khi bắt đầu niềng răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt khoảng từ 1 – 2 tuần ở môi, má, lưỡi. Nhưng sau đó sẽ quen dần và cơn đau sẽ giảm xuống đáng kể.
Để giảm đau, bạn có thể dùng thuốc aspirin, chườm túi đá, súc miệng (Bằng nước ấm, nước súc miệng, nước muối). Tuy nhiên, cơn đau là biểu hiện của việc răng đang được nắn chỉnh, nếu không có cảm giác gì nghĩa là răng đang di chuyển chậm hoặc không di chuyển.
4. Niềng răng hô giá bao nhiêu?
Mỗi nha khoa sẽ quy định giá niềng răng hô riêng biệt, nên khung giá sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: Tình trạng và mức độ hô, khí cụ niềng răng, tay nghề của y bác sĩ, phác đồ điều trị, cơ sở vật chất, loại dịch vụ niềng răng mà bạn chọn…
Do đó, niềng răng bằng mắc cài kim loại thường dao động từ: 30 – 40 triệu đồng/ca, còn niềng răng bằng mắc cài sứ thường dao động từ: 70 – 80 triệu đồng/ca, niềng răng bằng khay trong tháo lắp có thể dao động từ: 80 – 100 triệu đồng/ca.
5. Niềng răng hô có phải nhổ răng không?
Niềng răng hô nghĩa là dùng lực để kéo cả răng và xương ổ lui về sau, mà để kéo được thì phải có khoảng trống trong hàm. Vì vậy, đa phần các trường hợp bị hô đều phải nhổ răng trước mới niềng răng được. Các răng có thể bị nhổ đó là răng số 4, răng khôn… Tuy nhiên, chính bác sĩ trực tiếp điều trị sẽ tư vấn cho bạn có nên nhổ răng hay không.
6. Niềng răng hô một hàm được không?
Chỉ niềng răng hô một hàm khi hô nhẹ, khấp khểnh nhẹ hoặc hàm kia rất ổn định, đều đẹp, không bị sai khớp cắn. Vì vậy, việc chụp X-Quang để tính toán và lên kế hoạch điều trị kỹ lưỡng trước khi niềng răng, để chắc chắn rằng khi niềng răng một hàm không sẽ không đụng hàm dưới.
Do đó, đa số trường hợp phải niềng cả hai hàm để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao và điều chỉnh khớp cắn một cách toàn diện.
7. Niềng răng hô và phẫu thuật hàm cái nào hiệu quả hơn?
Phẫu thuật hàm là tác động xâm lấn vào xương hàm, giúp cải thiện tình trạng hô hàm, chứ không giúp giảm thiểu tình trạng răng lệch lạc như niềng răng hô. Vì vậy, tùy vào tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn nên phẫu thuật hàm hay là niềng răng hô. Đa số trường hợp chỉ cần niềng răng, vì phương pháp này an toàn, hiệu quả và mang tính thẩm mỹ cao, hạn chế được những rủi ro trong quá trình phẫu thuật.
Bảng giá niềng răng hô tại AI Smile
Như vậy, những điều cần biết về niềng răng hô đã được hé lộ. Đây thực sự là tình trạng cấu trúc răng bị lỗi, ảnh hưởng nhiều đến “góc nghiêng thần thánh” của gương mặt, khiến con người mất tự tin khi giao tiếp hoặc nói trước đám đông, chưa kể còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, đường ăn uống… Hãy đến địa chỉ niềng răng hô uy tín nhất trong thời gian sớm nhất để được thăm khám, tư vấn và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Tham khảo giá niềng răng hô tại đây nhé!
![]() |
![]() |
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, AI Smile hy vọng niềng răng hô bằng công nghệ niềng răng trong suốt sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng của mình. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0937 826 414 hoặc nhắn tin qua zalo: https://zalo.me/0937826414